Tỉnh Ninh Bình, Tái Cơ Cấu Và Tìm Hướng Đi Mới Cho Ngành Nông Nghiệp

Vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà giai đoạn 2015-2020 theo định hướng năm 2030 với mục tiêu bố trí sắp xếp lại ngành nông nghiệp; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác; hình thành vùng sản xuất thâm canh chất lượng cao, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu; huy động mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực để xã hội hóa ngành nông nghiệp; tạo mắc xích liên kết nhà sản xuất-nhà tiêu thụ, nhà nước-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-nhà nông; nâng cao giá trị hiệu quả trên từng diện tích đất; tạo việc làm nâng cao đời sống nông dân và xây dựng thành công nông thôn mới.

Bà Quách Thị Ninh, nông dân xã Đồng Phong, huyện Nho Quan chia sẻ: “Nhà tôi có ba sào lúa, một năm cấy hai vụ lúa, trồng màu vụ đông, chăm bón vất vả cả năm trừ tất cả chi phí chỉ lãi hơn 100 triệu vnd, đấy là năm được mùa chứ có năm rét đậm, mưa bão thì thu không được bao nhiêu cả. Từ hai năm trở lại đây nhiều hộ trong xã chúng tôi cho Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình thuê đất trồng đậu tương để xuất khẩu sang Nhật Bản, mỗi năm được trả 70kg lúa/sào, 3 sào đã có hơn 2 tạ lúa, giá trị lúa cũng hơn 150 triệu vnd rồi, bằng thu nhập cày cấy cả năm.

Ngoài ra, bà Ninh còn được công ty thuê làm việc nhà nông như bà vẫn làm theo sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn công ty, tiền công bà được trả từ 120-140.000 vnd/ngày/người, mỗi tháng cũng cho thu nhập trung bình khoảng 3 triệu vnd/người/tháng. ”

Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Đồng Phong, Ông Bùi Phú Hào, phát biểu: Xã chúng tôi chủ động thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương bằng cách dồn ruộng thành thửa ruộng lớn để dễ đưa máy móc, phương tiện kỹ thuật vào sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Xã Đồng Phong còn cho công ty thuê đất nông nghiệp từ năm 2016-nay, xã đã giao 85/196 ha đất nông nghiệp cho ba công ty thuê với thời hạn thuê từ 5 đến 10 năm để trồng rau sạch, lúa thương phẩm, đậu tương, khổ qua, khoai lang, khoai sọ,…

Nhằm tạo thuận lợi cho bà con nông dân và doanh nghiệp, xã đứng ra làm trung gian thương lượng các điều khoản hợp đồng sao cho đôi bên cùng có lợi mà các hộ cho thuê đất cũng yên tâm. Trong hợp đồng, xã yêu cầu phía công ty phải hoàn trả đất đúng nguyên trạng sau khi kết thúc hợp đồng, không được làm biến đổi chất đất so với ban đầu, phải thuê lao động xã làm việc cho công ty,…Cùng với đó doanh nghiệp được ủy ban nhân dân xã hỗ trợ thủ tục pháp lý triển khai thuê đất; công ty chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, tìm kiếm lao động địa phương,…Chính nhờ cách làm sáng tạo trên mà cùng một diện tích đất giá trị sản xuất được nâng cao, thu nhập người dân xã Đồng Phong được cải thiện.

Chủ tịch hội đồng quản trị, công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình, Ông Vũ Văn Nga, phát biểu: Việc tích tụ đất ruộng thành cánh đồng mẫu lớn trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, địa phương và doanh nghiệp.

Đối với người nông dân: Có nguồn thu nhập định kỳ từ tiền thuê đất, được công ty nhận vào làm việc như một ‘công nhân’, được học hỏi kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Đối với địa phương: Có nguồn thu ngân sách, phát triển nông nghiệp sạch theo hướng xuất khẩu ở địa phương, chấm dứt tình trạng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nghèo bền vững, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đối với doanh nghiệp: Đưa cơ giới hóa, giống mới, qui trình sản xuất mới vào canh tác giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Thêm vào đó, công ty cung cấp con giống, cây trồng, sản phẩm rau quả ra thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp thu ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ninh Bình triển khai tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh là thực hiện một hợp phần tái cơ cấu tổng thể kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội gắn định hướng chung của TW. Tái cơ cấu phải ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất-thu hái-bảo quản-chế biến sản phẩm nông nghiệp, đa dạng nhiều hình thức liên kết trong sản xuất, người nông dân phải là chủ thể của quá trình tái cơ cấu.

Kế hoạch đặt ra năm 2018-2020 giá trị tăng trưởng ngành nông nghiệp Ninh Bình hàng năm phải đạt trên 2%, giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất nông nghiệp là hơn 130 triệu vnd/ha.