Du Ngoạn Vùng Đất Bắc Kạn

Hang Thẳm Phầy

Thẳm Phầy tiếng dân tộc Tày nghĩa là Hang Lửa, hang được anh hướng dẫn viên du lịch tình cơ phát hiện năm 2016, hang Thẳm Phầy thuộc xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể. Hiện tại hang đang được các nhà hang động, nhà địa chất, các cấp chính quyền khảo sát, đánh giá qui mô, độ an toàn,… và sẽ xây dựng tour du lịch để mọi người cùng khám phá hang động kỳ bí này.

Hang nằm sâu trong núi, đường đi dốc, dây leo chằng chịt, cây cối um tùm, lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn, đi bộ băng rừng, lội suối hơn 2km mới tới miệng hang. Vì vậy để tránh bị lạc, không gặp nguy hiểm bạn nên nhờ người dân địa phương thông thuộc địa hình và từng nhiều lần vào hang Thẳm Phầy để dẫn đường.

Với độ dài 6km, động Thẳm Phầy là hang động dài nhất khu vực miền núi Phía Bắc. Từ miệng hang đi xuống sâu 20m khá trơn trượt vì ở dưới có đất ẩm, ngay lối dẫn vào trong động là những khối thạch đá lởm chởm như miệng con quái vật khổng lồ. Đi sâu vào hang gồ ghề, ẩm ướt, những giọt nước trong vắt nhỏ xuống từ đầu nhũ đá tạo thành dải óng ánh trong suốt như bức mành tuyệt đẹp, hình thù trong hang càng kỳ lạ với nhiều ghềnh đá xếp chồng nối tiếp nhau giống như ruộng bậc thang đồng bào nơi đây, có nhiều măng đá, gõ vào tạo âm thanh vang vọng; trên vách đá có hình thù như bức tượng, bông lúa, hoa văn; nhũ đá phát quang khi rọi ánh sáng đèn pin vào. Hang động còn rất hoang sơ chưa được chính thức đưa vào khai thác du lịch; người dân phát hiện con trăn rừng dài 3-4m nằm trong hang, trong hang còn có dơi, sóc, chuột, rắn, cá, cua, cầy hương, dúi,… sinh sống trong hang.

Trên vòm hang động bắt gặp nhũ đá mềm mại tựa như dải lụa màu vàng óng ánh dưới nắng, đá vôi rất dễ hòa tan trong nước, đặc biệt là nước mưa có tính axit cao sẽ thấm sâu vào khe nứt tạo thành hang hốc trong đá, lâu dần hình thành hang động. Song song quá trình tan rữa lũa đá vôi còn có quá trình lắng đọng kết tụ tạo thành thạch nhũ. Nhũ đá được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng nghìn năm, nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên vòm hay tường hang, chúng có màu sắc, hình dạng khác nhau. Trên mặt cắt thạch nhũ có nhiều vòng tròn đồng tâm, nó có ý nghĩa như thớ gỗ trên bề mặt cây gỗ. Để biết được nhiệt độ trong quá trình hình thành hang, thành phần vật chất cấu tạo hang, nhiệt độ trung bình hàng năm trong hang ta có thể xét nghiệm thạch nhũ là có thể biết được.Tiếp tục đi vào lòng hang khoảng 1km, động Thẳm Phầy bỗng chia ra hai nhánh, nhánh phía phải khoét vào lòng núi, nhánh động phía trái ăn sâu vào sườn núi, mực nước đoạn này trên 1m.

Trải nghiệm ở hang Thẳm Phầy là kỷ niệm khó quên với những ai thích mạo hiểm, khám phá vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng cho vùng đất Bắc Kạn hiền hòa.

Bản Pác Ngòi

Bản du lịch văn hóa Pác Ngòi với những ngôi nhà sàn mái ngói đỏ sẫm nằm yên bình nơi ruộng lúa, dòng suối, cánh rừng,…Bản thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và hơn 70 ngôi nhà sàn có lối kiến trúc cổ của người dân tộc Tày.
Nếp nhà sàn đồng bào Tày được làm bằng bốn tới bảy hàng cột gỗ phân thành hai khu vực. Phần trên nhà sàn có nơi tiếp khách, chỗ nấu bếp, bàn thờ tổ tiên, buồng ngủ mẹ, buồng ngủ con dâu, chỗ cất giữ vật dụng trong nhà, …Tầng dưới nhà sàn là nơi để đồ nông cụ, vật dụng cồng kềnh,…Thông thường nhà sàn người Tày dựng nhà tựa vào núi, trước mặt nhà có ruộng lúa hoặc ao cá tạo thế phong thủy hài hòa.

Đêm buông xuống, hình ảnh cả nhà quây quần bên bếp lửa đỏ nghe người già kể chuyện ngày xưa, chuyện cổ tích về sự tích Hồ Ba Bể; thưởng thức bữa cơm hàng ngày cùng những món ăn độc đáo của người dân như pẻng khoai, tép chua, thịt lợn tái, tép chua, cơm lam, cá nướng, tép chua,…

Nghe chàng trai, cô gái Tày hát Then, Phong Slư, Sli, Quan Lang,…Những điệu hát vừa lạ lạ, vừa vui vui, lúc trầm lúc bổng. Bản Pác Ngòi điểm đến lý tưởng cho ai muốn khám phá vẻ đẹp con người, phong cảnh quê hương Bắc Kạn.