Nói một cách khách quan thì tính tự ái là cảm xúc hiện hữu ở rất nhiều người. Bạn cũng đã nghe nhiều lần về cụm từ tự ái, nhưng để hiểu một cách chính xác thì không phải ai cũng rõ. Vậy hãy cùng tìm hiểu tự ái là gì? Cách tốt nhất để rèn luyện tính tự ái cho bản thân là như thế nào nhé!
Khái niệm tự ái là gì?
Tự ái là một trạng thái cảm xúc của con người mà ở đó họ có xu hướng đánh giá cao bản thân, tự luyến một cách thái quá, thậm chí còn cảm thấy bực tức khó chịu khi bị ý kiến, nhận xét.
Người tự ái thường có biểu hiện dễ dàng giận dỗi, hay cáu gắt, bực dọc người khác vì nghĩ rằng họ đang coi thường mình, đang làm những chuyện có lỗi hoặc nghĩ sai về mình. Tính tự ái thường sẽ kèm với tính cố chấp và bảo thủ, họ không muốn nghe lời phê bình mà chỉ muốn được khen thưởng.
Tự ái có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý. Đây là chứng rối loạn bắt nguồn từ những suy nghĩ ảo tưởng về bản thân, họ rất thích được ngợi khen, xem thường người khác. Chính những điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống, bản thân cũng không được đánh giá cao trong mắt người khác.
Nguyên nhân hình thành tính cách tự ái
Có thể bạn không tự nhận ra, nhưng tính tự ái là tính cách có ở nhiều người, thậm chí là cả bạn. Vậy đâu là nguyên nhân để khiến cho nhiều người tự ái?
- Bạn quá đề cao bản thân, quá tự hào về những gì mình có được. Có thể bạn đã có thành tích ở một khía cạnh nào đó và tự cho rằng mình hơn những người khác.
- Xã hội tạo nhiều áp lực cho bạn, đòi hỏi bạn phải thành công nếu muốn mình nổi bật và được ghi nhận. Điều này như tảng đá đè lên vai người tự ái và họ phải gồng mình để chứng tỏ với xã hội.
- Tự cho bản thân quyền quyết định cuộc sống của mình một cách độc tài, không lắng nghe ý kiến hoặc can thiệp từ người khác.
- Sự tự ái thường xuất phát từ việc thiếu tự tin ở sâu thẳm bên trong. Người này luôn sợ người khác đánh giá, không chấp nhận sự phê bình, ý kiến từ ai.
- Tính tự ái còn được ảnh hưởng bởi gia đình. Một người lớn lên trong môi trường có nhiều sự cạnh tranh thì tính tự ái có thể được hình thành và phát triển.
Cách để khắc chế tính tự ái của con người
Tự ái thật sự là tính cách sẽ gây ra nhiều cản trở cho bạn. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng để vượt trên tính tự ái, sống hài hòa với mọi người. Bằng những cách:
- Học cách lắng nghe những góp ý và sẵn sàng chấp nhận. Tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách tiếp thu những ý kiến của người khác một cách bằng lòng và không tự ti. Hãy mở ra cho mình một con người thoải mái biết đón nhận và sẵn sàng thay đổi bản thân theo hướng tích cực.
- Chọn lọc các góp ý đúng để sửa đổi bản thân. Lời khuyên, nhận xét của người khác là bài học mà bạn có thể tiếp thu để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nhưng nhớ, không phải lời góp ý nào cũng đúng, hãy biết chọn lọc và khôn khéo xử lý.
- Hãy tập trung hoàn thành nhiệm vụ và chứng minh năng lực của bản thân. Thay vì đi so sánh với người khác, hãy làm tốt công việc của mình và chứng minh bằng kết quả.
- Tư duy ngày một tích cực. Hãy nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, dù thất bại cũng không bỏ cuộc, dù thành công cũng không quá đề cao bản thân.
- Hãy kìm hãm sự tự ái bằng cách bớt đòi hỏi quá nhiều từ chính mình, không cứng nhắc, không nên tự ti mà hãy không ngừng học hỏi, bồi đắp nhiều hơn nữa kiến thức để phát triển bản thân.
Chắc hẳn bạn đã biết được một cách khách quan về tự ái là gì. Bên cạnh đó là những nguyên nhân cũng như cách để khắc chế tính tự ái của mỗi con người. Đừng xem nhẹ, vì tự ái có thể mang đến những tác động tiêu cực cho cuộc sống, công việc của bạn đấy.