Bạn yêu thích công việc quản lý thu mua, nhưng không biết vị trí quản lý phòng thu mua là gì, họ sẽ làm những công việc như thế nào. Qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về purchasing manager là gì? Những điều kiện tất yếu để trở thành purchasing manager.
- Khái niệm
Purchasing manager là người đảm nhiệm công việc giám sát, quản lý tất cả các hoạt động trong bộ phận mua hàng của doanh nghiệp, phụ trách nhiệm vụ mua và bán sản phẩm. Ở vị trí này họ là người lựa chọn các nhà cung cấp, đàm phán giá cả, ký kết hợp đồng mua bán, giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm và quá trình giao hàng. Purchasing manager là những chuyên gia trong việc đào tạo nhân viên thuộc lĩnh vực mua hàng.
Một trưởng phòng thu mua cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất với mức chi phí thấp nhất, kiểm tra lượng hàng tồn trong kho, tìm hiểu thông tin nhà cung cấp trong và ngoài nước để đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Công việc của purchasing manager
Nhận xét các nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp khác nhau dựa trên các tiêu chí về giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng.
Thăm dò tình hình của nhà cung cấp. Nếu có thể, nên đến trực tiếp khu sản xuất, phân phối để tìm hiểu về chất lượng dịch vụ, giá cả, độ an toàn.
Tham gia các hội thảo, hội nghị thương mại để cập nhật xu hướng phát triển của nền công nghiệp hiện đại.
Đưa ra mức giá ban đầu với nhà cung cấp, xem xét tình hình tài chính công ty để đi đến mức giá cuối cùng.
Đại diện doanh nghiệp đàm phán hợp đồng.
Thỏa thuận với nhà cung cấp về chính sách đền bù, giải pháp khắc phục khi sản phẩm, dịch vụ bị lỗi.
Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện đúng điều khoản, quy định đã đề ra trong hợp đồng.
Đánh giá và lưu giữ các hồ sơ mua hàng, tính toán hiệu suất sản phẩm và hàng tồn kho.
- Trình độ cần thiết của purchasing manager
Bằng đại học là thứ không thể thiếu đối với purchasing manager. Đây là quá trình đào tạo những kiến thức chuyên môn. Những lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn học ở trường đại học như:
Quản trị kinh doanh: Học ngành này bạn sẽ được đào tạo về khả năng quản lý, lên kế hoạch, cũng như các kiến thức cơ bản về kinh doanh, biết cách phân tích, đánh giá thị trường,…
Tài chính: Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính giúp bạn có được kiến thức nền tảng về tài chính, khả năng phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường, được đào tạo kỹ năng kiểm soát, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính doanh nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng: Học chuyên ngành này giúp bạn nắm chắc trong tay các kiến thức cũng như nguyên tắc cơ bản về chuỗi cung ứng, bao gồm các nguyên tắc quản trị hàng tồn kho, nguyên tắc phân phối, thu mua hàng hóa,…
- Những kỹ năng hỗ trợ cần thiết
Kỹ năng vi tính: Purchasing manager cần rèn luyện cho mình kỹ năng sử dụng vi tính chuyên nghiệp để phục vụ cho công việc lập bảng đánh giá, viết báo cáo, liên hệ với đối tác, vẽ biểu đồ, sử dụng thành thạo email, bảng tính, power point, word,…
Kỹ năng ra quyết định: Là một trưởng phòng mua hàng, quản lý nhiều nhân viên cần có những quyết định sáng suốt, quyết định đó vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả doanh nghiệp. Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất, giữa lợi ích nhận được và giá trị mất đi để đưa ra quyết định kịp thời, đảm bảo hoàn thành mục tiêu.
Kỹ năng lãnh đạo: Purchasing manager cần lãnh đạo sáng suốt, sắp xếp công việc hợp lý, công bằng nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Kỹ năng đàm phán: Đàm phán tốt sẽ là môt lợi thế giúp nhận được giá mua hàng hợp lý, đảm bảo có lợi nhất cho công ty.
Kỹ năng toán học: Nhằm hỗ trợ cho việc phân tích số liệu, so sánh chi phí, tính toán lợi nhuận.
Thành thạo phần mềm mua hàng: Cần biết sử dụng nhiều phần mềm mua hàng khác nhau để tiếp cận được nhiều nhà cung cấp, gia tăng sự lựa chọn cho doanh nghiệp, xử lý các đàm phán, quy định phức tạp.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn biết được một số thông tin cơ bản về purchasing manager là gì, một số kĩ năng cần thiết của purchasing manager. Nếu muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực purchasing manager thì hãy chuẩn bị cho mình ngay từ bây giờ những kiến thức nên tảng và những yêu cầu cần thiết cho công việc này nhé!