Những Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Điện Biên

Điên biên
Nguồn: UBND Điện Biên

Chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng

Chợ Tả Sìn Thàng được hình thành từ thời Pháp thuộc, lệ cứ 6 ngày là họp chợ một lần. Từ tờ mờ sáng khi sương còn giăng mờ lối đi đã nghe xa xa tiếng chân người, tiếng đàn môi, tiếng sáo, tiếng xe máy, tiếng chân ngựa, tiếng cười, tiếng nói. Hình ảnh những chàng trai, cô gái người Mông khoác trên mình váy áo đủ màu sắc đem hàng hóa, sản vật ra chợ để trao đổi, mua bán đã để lại ấn tượng sâu sắc đến khách tham quan.

Phiên chợ ít ồn ào, không vội vã; người mua-người bán vui vẻ không hề có sự bon chen, tranh cãi giá cả như chợ người Việt. Hình ảnh mộc mạc, chân thật, ít mánh khóe trong thói quen mua bán của người dân xứ này. Nếu tìm được món hàng nào ưng ý họ xem kỹ rồi mới hỏi giá cả, nếu giá cao hơn túi tiền họ có, họ chỉ trả thấp hơn một chút; nếu chất lượng món đồ làm họ hài lòng thì họ mua ngay không cần mặc cả.

Hàng hóa bày bán ở chợ chủ yếu là sản phẩm nông cụ (lưỡi cày, cuốc, dao, liềm,…), rau quả tự trồng (rau cải, hành lá, chuối, bắp chuối rừng,…), gà, lợn, chó, váy áo, tơ sợi, mật ong, rượu, … Đi chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hóa mà đi chợ còn để gặp người thân, tìm bạn đời hay để uống ly rượu với bạn lâu ngày không gặp.

Bình thường chợ nhộn nhịp vào tầm 8-9 giờ sáng và đông nhất khoảng 12 giờ trưa. Những cô gái người Mông mặc chiếc váy xòe sặc sỡ, chiếc khăn ngũ sắc của người Dao, chiếc áo màu xanh lá của người Xạ Phạng,…Chợ Tả Sìn Thàng ngoài việc thông tương hàng hóa còn là nơi gặp nhau, giao lưu văn hóa, chốn hò hẹn của bao đôi trai gái người Mông. Bằng tiếng khèn, tiếng kèn môi, tiếng tiêu vang vọng khắp núi rừng thay lời nói làm quen, tỏ tình của chàng trai si tình, cô gái xinh đẹp; bằng chén trà Shan Tuyết thoảng hương, chén rượu Mông Pê ủ men lá rừng đã có nhiều người nên duyên vợ chồng.

Từ 14-15 giờ chiều là giờ chợ tan, người thưa dần đi và hẹn nhau đến phiên chợ lần sau sẽ gặp. Chợ Tả Sìn Thàng cách 6 ngày họp một lần và lần lượt lùi ngày dần. Ví dụ, hôm nay chợ họp thứ 5 thì phiên chợ tuần sau sẽ họp ngày thứ 4, cứ thế lui dần dần.

Hãy ghé thăm chợ phiên Tả Sìn Thàng để trải nghiệm cảnh vật, con người, văn hóa người dân vùng cao Tây Bắc.

Hồ Pa Khoang

Hồ Pa Khoang tọa lạc tại xã Mường Phăng, TP- Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Hồ nước có tổng diện tích qui hoạch hơn 2.400 ha, với 600 ha mặt nước, 1.320 ha rừng, 150 ha đất xây dựng công trình, 300 ha đất nông nghiệp, lượng nước trữ trong hồ trên 37 triệu m³. Quần thể hồ Pa Khoang có hệ động thực vật phong phú, địa hình đa dạng. Bao bọc hồ là nhiều ngọn núi, lòng hồ có những đảo nhỏ, mặt hồ xanh biếc, không khí trong lành, thời tiết mát mẻ, phong cảnh hùng vĩ.

Ban quản lý khu du lịch hồ Pa Khoang trồng rừng, trồng hoa anh đào, hoa mimosa, hoa uất kim hương, hoa tulip ở một vài đảo nhỏ trong hồ,…Hồ có tác dụng cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 4.000 ha lúa cánh đồng Mường Thanh, điều hòa không khí, hạn chế lũ lụt. Thăm hồ Pa Khoang để được hòa mình vào khí trời dịu mát, không gian tĩnh lặng, cảm nhận cơn gió khẽ lướt qua từng kẽ lá làm tâm hồn ta lặng đọng, thời gian ngừng trôi,…

Thưởng thức món ăn mang hương vị núi rừng được chế biến từ cá, tôm đánh bắt trong hồ, ăn món cơm lam đượm hương nếp mới, thịt heo hun khói, nhấp ché rượu cay nồng, xiên cá nướng, thịt dê nướng, …;giao lưu văn nghệ buổi tối với điệu xòe, điệu khèn, nắm tay nhau múa hát bên đống lửa bập bùng giữa đại ngàn gió lộng. Bạn có thể ngủ lại ở nhà nghỉ trong vùng hay xin ngủ nhờ nhà dân bản làng gần đó.

Đến Điện Biên anh hùng nơi đã từng thấm đẫm máu và nước mắt của lớp lớp người con ưu tú để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’. Người Điện Biên chân chất, hiền hòa, mến khách,…Và tôi nhủ lòng sẽ quay lại nơi này nhiều lần nữa.

Video: Chợ Phiên Tả Sìn Thàng (Tủa Chùa)

Tỉnh Ninh Bình, Tái Cơ Cấu Và Tìm Hướng Đi Mới Cho Ngành Nông Nghiệp

Vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà giai đoạn 2015-2020 theo định hướng năm 2030 với mục tiêu bố trí sắp xếp lại ngành nông nghiệp; đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác; hình thành vùng sản xuất thâm canh chất lượng cao, đảm bảo đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu; huy động mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực để xã hội hóa ngành nông nghiệp; tạo mắc xích liên kết nhà sản xuất-nhà tiêu thụ, nhà nước-nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-nhà nông; nâng cao giá trị hiệu quả trên từng diện tích đất; tạo việc làm nâng cao đời sống nông dân và xây dựng thành công nông thôn mới.

Bà Quách Thị Ninh, nông dân xã Đồng Phong, huyện Nho Quan chia sẻ: “Nhà tôi có ba sào lúa, một năm cấy hai vụ lúa, trồng màu vụ đông, chăm bón vất vả cả năm trừ tất cả chi phí chỉ lãi hơn 100 triệu vnd, đấy là năm được mùa chứ có năm rét đậm, mưa bão thì thu không được bao nhiêu cả. Từ hai năm trở lại đây nhiều hộ trong xã chúng tôi cho Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình thuê đất trồng đậu tương để xuất khẩu sang Nhật Bản, mỗi năm được trả 70kg lúa/sào, 3 sào đã có hơn 2 tạ lúa, giá trị lúa cũng hơn 150 triệu vnd rồi, bằng thu nhập cày cấy cả năm.

Ngoài ra, bà Ninh còn được công ty thuê làm việc nhà nông như bà vẫn làm theo sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn công ty, tiền công bà được trả từ 120-140.000 vnd/ngày/người, mỗi tháng cũng cho thu nhập trung bình khoảng 3 triệu vnd/người/tháng. ”

Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Đồng Phong, Ông Bùi Phú Hào, phát biểu: Xã chúng tôi chủ động thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương bằng cách dồn ruộng thành thửa ruộng lớn để dễ đưa máy móc, phương tiện kỹ thuật vào sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Xã Đồng Phong còn cho công ty thuê đất nông nghiệp từ năm 2016-nay, xã đã giao 85/196 ha đất nông nghiệp cho ba công ty thuê với thời hạn thuê từ 5 đến 10 năm để trồng rau sạch, lúa thương phẩm, đậu tương, khổ qua, khoai lang, khoai sọ,…

Nhằm tạo thuận lợi cho bà con nông dân và doanh nghiệp, xã đứng ra làm trung gian thương lượng các điều khoản hợp đồng sao cho đôi bên cùng có lợi mà các hộ cho thuê đất cũng yên tâm. Trong hợp đồng, xã yêu cầu phía công ty phải hoàn trả đất đúng nguyên trạng sau khi kết thúc hợp đồng, không được làm biến đổi chất đất so với ban đầu, phải thuê lao động xã làm việc cho công ty,…Cùng với đó doanh nghiệp được ủy ban nhân dân xã hỗ trợ thủ tục pháp lý triển khai thuê đất; công ty chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, tìm kiếm lao động địa phương,…Chính nhờ cách làm sáng tạo trên mà cùng một diện tích đất giá trị sản xuất được nâng cao, thu nhập người dân xã Đồng Phong được cải thiện.

Chủ tịch hội đồng quản trị, công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình, Ông Vũ Văn Nga, phát biểu: Việc tích tụ đất ruộng thành cánh đồng mẫu lớn trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, địa phương và doanh nghiệp.

Đối với người nông dân: Có nguồn thu nhập định kỳ từ tiền thuê đất, được công ty nhận vào làm việc như một ‘công nhân’, được học hỏi kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Đối với địa phương: Có nguồn thu ngân sách, phát triển nông nghiệp sạch theo hướng xuất khẩu ở địa phương, chấm dứt tình trạng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nghèo bền vững, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đối với doanh nghiệp: Đưa cơ giới hóa, giống mới, qui trình sản xuất mới vào canh tác giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Thêm vào đó, công ty cung cấp con giống, cây trồng, sản phẩm rau quả ra thị trường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp thu ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ninh Bình triển khai tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh là thực hiện một hợp phần tái cơ cấu tổng thể kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội gắn định hướng chung của TW. Tái cơ cấu phải ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất-thu hái-bảo quản-chế biến sản phẩm nông nghiệp, đa dạng nhiều hình thức liên kết trong sản xuất, người nông dân phải là chủ thể của quá trình tái cơ cấu.

Kế hoạch đặt ra năm 2018-2020 giá trị tăng trưởng ngành nông nghiệp Ninh Bình hàng năm phải đạt trên 2%, giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất nông nghiệp là hơn 130 triệu vnd/ha.

Du Ngoạn Vùng Đất Bắc Kạn

Hang Thẳm Phầy

Thẳm Phầy tiếng dân tộc Tày nghĩa là Hang Lửa, hang được anh hướng dẫn viên du lịch tình cơ phát hiện năm 2016, hang Thẳm Phầy thuộc xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể. Hiện tại hang đang được các nhà hang động, nhà địa chất, các cấp chính quyền khảo sát, đánh giá qui mô, độ an toàn,… và sẽ xây dựng tour du lịch để mọi người cùng khám phá hang động kỳ bí này.

Hang nằm sâu trong núi, đường đi dốc, dây leo chằng chịt, cây cối um tùm, lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn, đi bộ băng rừng, lội suối hơn 2km mới tới miệng hang. Vì vậy để tránh bị lạc, không gặp nguy hiểm bạn nên nhờ người dân địa phương thông thuộc địa hình và từng nhiều lần vào hang Thẳm Phầy để dẫn đường.

Với độ dài 6km, động Thẳm Phầy là hang động dài nhất khu vực miền núi Phía Bắc. Từ miệng hang đi xuống sâu 20m khá trơn trượt vì ở dưới có đất ẩm, ngay lối dẫn vào trong động là những khối thạch đá lởm chởm như miệng con quái vật khổng lồ. Đi sâu vào hang gồ ghề, ẩm ướt, những giọt nước trong vắt nhỏ xuống từ đầu nhũ đá tạo thành dải óng ánh trong suốt như bức mành tuyệt đẹp, hình thù trong hang càng kỳ lạ với nhiều ghềnh đá xếp chồng nối tiếp nhau giống như ruộng bậc thang đồng bào nơi đây, có nhiều măng đá, gõ vào tạo âm thanh vang vọng; trên vách đá có hình thù như bức tượng, bông lúa, hoa văn; nhũ đá phát quang khi rọi ánh sáng đèn pin vào. Hang động còn rất hoang sơ chưa được chính thức đưa vào khai thác du lịch; người dân phát hiện con trăn rừng dài 3-4m nằm trong hang, trong hang còn có dơi, sóc, chuột, rắn, cá, cua, cầy hương, dúi,… sinh sống trong hang.

Trên vòm hang động bắt gặp nhũ đá mềm mại tựa như dải lụa màu vàng óng ánh dưới nắng, đá vôi rất dễ hòa tan trong nước, đặc biệt là nước mưa có tính axit cao sẽ thấm sâu vào khe nứt tạo thành hang hốc trong đá, lâu dần hình thành hang động. Song song quá trình tan rữa lũa đá vôi còn có quá trình lắng đọng kết tụ tạo thành thạch nhũ. Nhũ đá được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng nghìn năm, nó là khoáng vật hang động thứ sinh treo trên vòm hay tường hang, chúng có màu sắc, hình dạng khác nhau. Trên mặt cắt thạch nhũ có nhiều vòng tròn đồng tâm, nó có ý nghĩa như thớ gỗ trên bề mặt cây gỗ. Để biết được nhiệt độ trong quá trình hình thành hang, thành phần vật chất cấu tạo hang, nhiệt độ trung bình hàng năm trong hang ta có thể xét nghiệm thạch nhũ là có thể biết được.Tiếp tục đi vào lòng hang khoảng 1km, động Thẳm Phầy bỗng chia ra hai nhánh, nhánh phía phải khoét vào lòng núi, nhánh động phía trái ăn sâu vào sườn núi, mực nước đoạn này trên 1m.

Trải nghiệm ở hang Thẳm Phầy là kỷ niệm khó quên với những ai thích mạo hiểm, khám phá vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng cho vùng đất Bắc Kạn hiền hòa.

Bản Pác Ngòi

Bản du lịch văn hóa Pác Ngòi với những ngôi nhà sàn mái ngói đỏ sẫm nằm yên bình nơi ruộng lúa, dòng suối, cánh rừng,…Bản thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và hơn 70 ngôi nhà sàn có lối kiến trúc cổ của người dân tộc Tày.
Nếp nhà sàn đồng bào Tày được làm bằng bốn tới bảy hàng cột gỗ phân thành hai khu vực. Phần trên nhà sàn có nơi tiếp khách, chỗ nấu bếp, bàn thờ tổ tiên, buồng ngủ mẹ, buồng ngủ con dâu, chỗ cất giữ vật dụng trong nhà, …Tầng dưới nhà sàn là nơi để đồ nông cụ, vật dụng cồng kềnh,…Thông thường nhà sàn người Tày dựng nhà tựa vào núi, trước mặt nhà có ruộng lúa hoặc ao cá tạo thế phong thủy hài hòa.

Đêm buông xuống, hình ảnh cả nhà quây quần bên bếp lửa đỏ nghe người già kể chuyện ngày xưa, chuyện cổ tích về sự tích Hồ Ba Bể; thưởng thức bữa cơm hàng ngày cùng những món ăn độc đáo của người dân như pẻng khoai, tép chua, thịt lợn tái, tép chua, cơm lam, cá nướng, tép chua,…

Nghe chàng trai, cô gái Tày hát Then, Phong Slư, Sli, Quan Lang,…Những điệu hát vừa lạ lạ, vừa vui vui, lúc trầm lúc bổng. Bản Pác Ngòi điểm đến lý tưởng cho ai muốn khám phá vẻ đẹp con người, phong cảnh quê hương Bắc Kạn.

Hà Nam-Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Các Khu Công Nghiệp Để Thu Hút Đầu Tư

Theo thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, 6 tháng đầu năm 2017 thu hút được 8 dự án, trong đó có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trong nước. Hiện mới đạt 22,6% so với kế hoạch năm 2017.

Chất lượng các dịch vụ giảm

Toàn tỉnh có 9 khu công nghiệp (Kim Bảng, Liêm Cần – Thanh Bình, Liêm Phong, Châu Sơn, Hòa Mạc, Đồng Văn 1, Đồng Văn 2, Đồng Văn 3, Đồng Văn 4) đã được Thủ tướng phê duyệt quyết định thành lập với tổng diện tích qui hoạch 2.534 ha. Ba khu công nghiệp đang kêu gọi nhà đầu tư có năng lực và kinh nghiệm làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng là khu công nghiệp Kim Bảng, Liêm Cần – Thanh Bình, Liêm Phong. Sáu khu công nghiệp được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đang hoạt động hiệu quả là khu công nghiệp Hòa Mạc, Đồng Văn 1, Châu Sơn, Đồng Văn 2, Đồng Văn 3, Đồng Văn 4. Tổng diện tích mặt bằng 6 khu công nghiệp 1.221 ha; cụ thể đất công nghiệp 877 ha, đất đã giao cho nhà đầu tư 596 ha, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt 68%.

Quỹ đất sạch khu công nghiệp còn nhiều, cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư. Nhưng tại sao 6 tháng đầu năm tỉ lệ thu hút đầu tư lại giảm ? Nguyên nhân do đâu ?

Trước khi lựa chọn địa điểm đầu tư, doanh nghiệp đều nghiên cứu kỹ môi trường đầu tư nhất là vị trí địa lý, chất lượng dịch vụ, giá thành thuê đất, ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, chất lượng nguồn lao động,…Những yếu tố nêu trên có việc cải cách thủ tục hành chính lấy sự hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả cải cách và được nhà đầu tư đánh giá cao về mặt này.Tuy nhiên chất lượng dịch vụ khu công nghiệp bị giảm chất lượng, không tạo được niềm tin cho nhà đầu tư khi đến tỉnh khảo sát đầu tư; cụ thể, tình trạng mất điện thường xảy ra trong 6 thàng đầu năm là 39 là trong đó 25 lần do sự cố bất thường, 14 lần là có báo trước. Khu xử lý nước thải một vài khu công nghiệp chưa đáp ứng được chất lượng cũng như khối lượng xử lý trong một ngày cho các doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến khu công nghiệp Đồng Văn 4, chủ đầu tư là công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera đang triển khai giai đoạn 1 dự án, có 8 doanh nghiệp thứ cấp đã thuê 15,3 ha đất để dựng nhà xưởng nhưng hiện tại nước sạch phải dùng xe téc chở đến cung cấp cho công ty chứ khu công nghiệp chưa lắp đặt xong đường ống dẫn nước sạch đến chân rào từng công ty, gây nên tâm lý lo ngại chất lượng nước sạch. Thêm vào đó hệ thống điện khu công nghiệp chưa hoàn thành nên phải dùng tạm điện sinh hoạt khu dân cư gần đó…Khu công nghiệp Châu Sơn, nhà đầu tư phàn nạn tình trạng ô nhiễm môi trường, đường xá hư hỏng do hoạt động khai thác, vạn chuyển đá ở các mỏ đá thuộc huyện Thanh Liêm, Kim Bảng gây nên.

Các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nam còn nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng như chưa có bệnh viện, khu nhà ở cho chuyên gia nước ngoài, nhà hàng, … Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài của chủ đầu tư khu công nghiệp còn chưa được chú trọng; vấn đề giải đáp thắc mắc, xử lý yêu cầu nhà đầu tư cần phải làm tốt hơn; thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu lao động số lượng lớn làm ảnh hưởng hiệu quả thu hút đầu tư thời gian qua.

Nâng cao chất lượng cam kết

Kế hoạch đặt ra những tháng cuối năm 2017 khu công nghiệp trên địa bàn phải thu hút được từ 15 đến 20 dự án. Để thực hiện được mục tiêu trên, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài nguyên môi trường, Sở công thương, Sở ngoại vụ, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, chủ đầu tư khu công nghiệp giải quyết những vấn đề sau:
Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Đồng Văn 4. Nâng công suất nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Đồng Văn 1 đã được công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nam triển khai .

Nguồn điện khu công nghiệp, Giám đốc công ty điện lực Hà Nam chia sẻ: công ty đầu tư 800 tỷ vnd để nâng cấp lưới điện và đã đưa vào sử dụng công trình trị giá hơn 300 tỷ vnd. Đang nâng cấp lưới điện cho khu công nghiệp Đồng Văn 1, 2, 3, 4. Ở khu công nghiệp Đồng Văn 4 công ty đang thi công đường dây 22kv từ trạm 110kv Đồng Văn đến chân tường rào khu công nghiệp, quyết tâm hoàn thành đưa vào vận hành trước tháng 7. Công ty điện lực cam kết khắc phục sự cố mất điện, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất.

Nước sạch khu công nghiệp, công ty TNHH Minh Khôi vẫn tiếp tục tăng ca nhằm sớm hoàn thiện đường ống dẫn nước sạch khu công nghiệp Đồng Văn 4.

Phải làm tốt hơn nữa ‘cơ chế một cửa’, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, đặc biệt là về thuế quan, xuất nhập khẩu.

Nghiên cứu xây dựng sẵn nhà xưởng, nhà kho để cho thuê; đa dạng loại hình thuê đất; thành lập bộ phận tư vấn, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ thủ tục xin cấp phép đầu tư,…

Chú trọng xúc tiến đầu tư thông qua kênh ngoại giao; hội nghị xúc tiến đầu tư; quảng bá giới thiệu lợi thế, tìm năng, ưu đãi khi đầu tư những khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Hà Nam.

Khu công nghiệp Đồng Văn

Địa chỉ: Thị Trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Khu công nghiệp Hòa Mạc

Địa chỉ: Thị Trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Ruộng Bậc Thang – Nét Quyến Rũ Của Sapa

Sapa là thị trấn du lịch hấp dẫn nhất của Việt Nam. Và điều thú vị nhất ở Sapa mà bạn nên chọn tham quan chính là những đồng ruộng bậc thang tại các làng mạc ở Sapa, Lào Cai. Khách du lịch đến đây rất ngạc nhiên vì vẻ đẹp mê hồn của nó. Nó góp phần tao nên nét độc đáo cho vùng núi tây bắc Việt Nam. Được đánh giá là ruộng lúa đẹp nhất trên trái đất, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ trong danh sách phải tham quang nếu bạn định đến Sapa.

Ruộng bậc thang đã có từ xa xưa, được hình thành từ những đôi tay của nhiều dân tộc khác nhau suốt nhiều thế hệ. Những thửa ruộng bậc thang ở đây không chỉ có sự hài hòa giữa nông nghiệp và thiên nhiên trong cái nhìn của ngành du lịch mà còn vì mục đích ban đầu là các nhà máy sản xuất gạo khổng lồ. Cho đến nay trong bối cảnh cuộc sống khó khăn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt như ở Sapa và nói chung ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam. Do địa hình khó khăn và không thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp canh tác thường xuyên như ở vùng đồng bằng, phương pháp canh tác ruộng bậc thang đã khai thác được điều kiện thuận lợi của dãy núi rộng lớn vùng Tây Bắc và Sapa. Đây được xem là cách tiếp cận nông nghiệp hiệu quả và phù hợp nhất ở vùng cao trong một thời gian dài.

Niềm tự hào của người dân tộc Dao, Dzay và H’Mông là những thưa ruộng bậc thang có vai trò như một kho gạo tự nhiên vô cùng quý giá, cung cấp số lượng gạo lớn và các sản phẩm nông nghiệp khác phục vụ cho đời sống của con người . Vùng nằm trong một khí hậu nhiệt đới gió mùa cận nhiệt đới. Vào tháng 5 và tháng 6, người dân Tây Bắc Việt Nam còn gọi là “mùa đổ nước”, cũng là khi mùa mưa đến và là lúc bắt đầu mùa vụ mới của người dân tộc mỗi năm. Ngoài ra, đó còn là thời gian để ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục nhất của thị trấn Sapa, vào mùa hè bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của những bậc thang xung quanh những ngọn núi cao của thị trấn cũng như các khu phố lân cận như Bắc Hà, Bát Xát và Si Ma Cai. Người ta thấy rằng những cánh đồng bậc thang đẹp nhất là khi nó bắt đầu hay kết thúc mùa vụ. Khi cả cánh đồng xanh ngát hay khi cả cánh đồng lúa chín mộng với một vùng đồi được phủ vàng. Trong một khoảng thời gian nhất định, chúng có một vẻ đẹp tuyệt vời thu hút mọi người đến với Sapa.

Những khung cảnh nơi này đẹp nhất có lẽ là vào độ tháng năm, vì lúc này những thửa ruộng chứa đầy nước tạo thành những tấm gương phản chiếu ánh mặt trời lên cánh đồng, làm cho các bậc thang trở nên lấp lánh. Chắc chắn bạn không thể tìm thấy nơi nào khác ngoài Sapa và Mường Hoa những ruộng lúa bậc thang tuyệt đẹp ấy. Sau đó toàn bộ ruộng bậc thang biến thành màu vàng mượt vào tháng 9 và tháng 10, chính là thời điểm thu hoạch. Tóm lại, du khách có thể ghé thăm những cánh đồng lúa của Sapa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, ngay từ khi những bậc thang trông giống như một tấm gương phản chiếu ánh nắng mặt trời vào mùa xuân, thu hút rất nhiều du khách với màu xanh lá cây trải dài như thảm cỏ tuyệt đẹp của thiên nhiên vào mùa hè, và biến thành thảm vàng khi mùa thu đến, cũng như vẻ đẹp nguyên sơ trong mùa đông, khi nó được bao phủ bằng sương mù đôi khi còn có tuyết rơi, tạo ra bức tranh đẹp về ruộng lúa trong mùa đông mà có thể bạn chưa bao giờ thấy trước kia.

Nếu bạn có cơ hội du lịch đến Sapa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm thửa ruộng trông giống như những bậc thang được xây đến lưng chừng trời. Sẽ rất tuyệt vời khi bạn ghé thămThung lũng Mường Hoa vì bạn sẽ bắt gặp rất nhiều bậc thềm trồng lúa ở thung lũng cùng với suối Mường Hoa như một cánh tay khổng lồ uốn lượn giữa hai dãy núi đẹp tuyệt vời. Chúng thuộc địa bàn của Giai thuộc xã Tả Van, phía đông nam thị trấn Sapa, lan rộng ra xã Lao Chải và xã Hậu Thảo. Rải rác xung quanh các bậc thang là những ngôi làng đạo đức với một vài ngôi nhà nhỏ, những cánh đồng trông hấp dẫn hơn và sống động hơn. Vì vậy, khi đến thăm các cánh đồng lúa ở Sapa, bạn sẽ chứng kiến những ngôi nhà gỗ rải rác xung quanh các bậc thang là những ngôi làng đạo đức với một vài ngôi nhà nhỏ như vậy mô tả hài hòa và tự nhiên cho vẻ đẹp của khung cảnh Sapa. Cũng rất xứng đáng dành thời gian tham quan vườn lúa Mông ở Vũ Lung Sung, xã Trung Chải, SaPa vì nó được bình chọn là một trong bảy bậc thang đẹp nhất Châu Á và trên toàn thế giới bởi độc giả của một trong những tạp chí du lịch hay nhất – Travel and Leisure, Mỹ. Sân thượng này có 121 cánh đồng với phần dưới mở rộng và thu hẹp dần lên phía trên như những bậc thang lên trời mang lại hình ảnh vô cùng độc đáo và tuyệt vời, mà bạn không thể ghi dấu 10 trên 10 cho sự trải nghiệm thú vị và những ấn tượng tuyệt vời này. Dù sao, trên con đường chông chênh này, bạn có thể có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng bậc thang cùng với nhiều dãy núi ở Sapa.

Cuối cùng, dù đó là di sản quốc gia hay di sản thế giới, điều đó là cần thiết cho tất cả các du khách đến Sapa, đặc biệt là đối với những người nghiện các hoạt động mạo hiểm và đi bộ. Bạn có thể đi đến Sapa để tham quan các cánh đồng ruộng bậc thang ở đây quanh năm vì nó luôn sẵn sàng với vẻ đẹp riêng và duyên dáng của mình trong từng mùa, chào đón du khách đến và thường thức.

Video: Toàn cảnh bản làng và ruộng bậc thang tại Sapa

Tuyên Quang -Nâng Cao Giá Trị Sản Phẩm Chè

Tuyên Quang có khoảng 9.000 ha chè, là một trong những tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất vùng Đông Bắc. Cây chè được người dân trồng trên đất Tuyên Quang hơn 60 năm nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, năng suất đồi chè còn chưa tương xứng với tiềm năng, công sức và lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng.

Diện tích nhiều, năng suất thấp

Theo báo cáo từ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả tỉnh hiện có hơn 8.861 ha chè với 8.432 ha đang cho thu hoạch. Cụ thể, huyện Sơn Dương có 1.567 ha, huyện Yên Sơn có 2.937 ha, huyện Na Hang 1.366 ha, huyện Hàm Yên 2.137 ha, còn lại phân bố ở một số huyện khác gần 500 ha.
Số liệu năm 2016 cho biết, năng suất chè trung bình tỉnh Tuyên Quang đạt 78 tạ/ha, năng suất trung bình chung cả nước là 88 tạ/ha. Một số địa phương chè đạt năng suất thấp do trồng chè tự phát, chăm sóc theo kinh nghiệm, không ứng dụng giống mới cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác và chưa triển khai thâm canh chè.
Những vùng có năng suất cao là do hộ trồng chè nhận khoán chăm sóc vườn chè doanh nghiệp và bà con các xã gần đồi chè công ty nên được chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh chè. Phải kể đến là Yên Sơn có hai doanh nghiệp là công ty chè Sông Lô, công ty chè Mỹ Lâm; huyện Sơn Dương có công ty chè Tân Trào. Đây đều là những nông trường trồng chè quốc doanh trước kia, giờ được chuyển thành công ty chuyên trồng, chế biến, kinh doanh chè chất lượng cao đã có thương hiệu ở trong và ngoài nước.
Diện tích chè đặc sản như giống chè Đại Bạch Trà, Ngọc Thúy, Bạch Hạc, Phúc Vân Tiên,… chiếm 20% diện tích; chè có năng suất cao, chất lượng chè tốt, thích hợp thâm canh, ít sâu bệnh như giống chè PH8, LDP1, LDP2,… chiếm 30% diện tích; chè Trung du có năng suất thấp, búp nhỏ, lá mỏng, thời gian trồng đến khi thu hoạch lâu, dễ bị thoái hóa giống, chiếm khoảng 50% diện tích chè toàn tỉnh. Tổng sản lượng chè tươi thu hoạch năm 2016 đạt 65.684 tấn, tăng 3.500 tấn so với cùng kỳ năm 2014.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 45 công ty, hợp tác xã và cơ sở chế biến chè với công suất chế biến 16.850 tấn/năm. Chè nguyên liệu chỉ mới đáp ứng 40% công suất chế biến của các cơ sở sản xuất chè thành phần ở Tuyên Quang. Nhiều cơ sở có thiết bị máy móc, qui trình chế biến chè, thị trường tiêu thụ khác nhau dẫn đến chất lượng chè thành phẩm và giá thành chênh lệch cao. Ví dụ, chè Bát Tiên Mỹ Bằng có giá từ 350-500 triệu vnd/tấn, nhóm sản phẩm chè có thương hiệu tiêu thu nội địa có giá 100-120 triệu vnd/tấn, nhóm sản phẩm chè thô xuất khẩu có giá 20-43 triệu vnd/tấn,…


Nâng cao giá trị sản phẩm

Nhìn vào tình hình chung ngành chè tỉnh nhà, ta thấy còn nhiều bất cập khi chưa khai thác triệt để lợi thế đất đai, khí hậu, nguồn lực,thị trường,…
Nguyên nhân làm năng suất chè thấp, chất lượng chưa đảm bảo vì người dân sử dụng giống chè thoái hóa, mật độ gốc chè thưa, chăm sóc thâm canh chưa đúng qui trình, trồng chè ở nơi có độ dốc quá cao. Các công ty, cơ sở tự sản xuất chế biến chè thành phẩm chủ yếu là chè xanh truyền thống theo qui trình làm héo, đập dập, lên men, sấy tươi, định hình, sấy khô. Hiện chưa xây dựng đồng bộ qui trình từ chọn giống chè, trồng chè, thu hái, chế biến, qui định an toàn vệ sinh thực phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm chè nên diễn ra tình trạng “mạnh ai nấy làm”.
Để phát triển ngành chè, tỉnh ủy Tuyên Quang đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như đưa cán bộ kỹ thuật nông nghiệp xuống từng xã để hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân, thay đổi giống chè chất lượng cao, áp dụng tiêu chuẩn VietGap cho vùng trồng chè nguyên liệu, hỗ trợ vay vốn sản xuất cho hộ trồng chè, tăng cường quảng bá đặc sản chè Tuyên Quang ở hội chợ trong và ngoài nước, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang phối hợp cùng Sở công thương tỉnh tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè,…Với mục tiêu nâng cao mức thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm, đưa ngành chè trở thành ngành mũi nhọn và có đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh nhà.

Những món ngon phải thưởng thức khi đến Hà Giang

Thắng Cố

Hình ảnh nồi thắng cố sôi sùng sục, đàn ông, đàn bà ngồi quây quần thưởng thức bát thắng cố nghi ngút khói, nhâm nhi chén rượu ngô là hình ảnh thường thấy ở phiên chợ vùng cao. Theo các cụ già bản Mông kể lại, thắng cố là đọc lệch từ “Thảng cố”, có nghĩa là canh xương. Cách đây mấy trăm năm tộc người Mông (Trung Quốc gọi là Miêu) tham gia phong trào “Thái Bình Thiên Quốc” chống lại nhà Thanh bị thất bại, người Mông bị truy cùng diệt tận đến mức phải dắt díu cả gia tộc chạy nạn sang Đại Việt. Trên đường đi lương đã cạn, người đói, ngựa mệt, họ đành giết thịt đàn ngựa chiến, lột da ngựa làm cái chảo lớn, lấy thịt ngựa làm thực phẩm. Từ đó món thắng cố trở thành món ăn quen thuộc của người Mông vào dịp lễ hội, phiên chợ vùng cao.
Cách chế biến món này cũng không khó lắm, bò, dê, ngựa sau khi giết mổ người ta lấy phần thịt nạc đi bán, còn phần lòng, thịt vụn, tiết đông, xương, gân, đem cắt miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị. Sau đó bắc chảo nước đun sôi, cho phần thịt đã ướp sẵn vào chảo, thêm gừng, xả, hạt dổi, thảo quả, ớt, tiêu,… Tiếp tục đun chảo,vớt váng bọt bỏ đi, nêm nếm vừa ăn là có thể dùng được rồi. Ăn bát thắng cố có mùi thơm của gia vị, vị béo ngậy của thịt, nhấp chén rượu ngô giữa tiết trời se lạnh thật là tuyệt. Đàn ông Mông đi chợ phiên trước khi mua bán đều ghé vào quán ăn bát thắng cố, uống chén rượu với bạn, kể chuyện tâm tình lâu ngày xa cách với. Người dân ở đây tin rằng ai có nhiều bạn thì được mời nhiều rượu thì người đó có phúc. Đó là nét văn hóa không lẫn vào đâu được của người Hà Giang.

Bánh tam giác mạch

Cánh đồng nhuộm sắc hồng hoa tam giác mạch là cảnh đẹp thường thấy khi bạn đến thăm miền sơn cước Hà Giang, hạt cây tam giác mạch có màu nâu sẫm dùng làm lương thực, trong hạt chứa nhiều sắt, kẽm, inositol,…Món ngon được làm từ hạt tam giác mạch là bánh tam giác mạch, món ăn truyền thống đồng bào Mông vùng cao. Sau khi thu hoạch hạt được phơi nắng một tuần, rồi đem hạt cho vào cối đá xay bằng tay, xay đi xay lại nhiều lần cho bột thật mịn để khi làm bánh không bị hạt sạn. Tiếp đến, hòa bộ với nước lã thành hỗn hợp bột dẻo rồi cho vào khuôn đúc thành từng chiếc bánh tròn to như hai bàn tay người lớn. Lấy bánh ra khỏi khuôn, bánh đem nướng hoặc hấp chín là có thể ăn được. Người dân bản Mông thường ăn bánh tam giác mạnh với thắng cố; bánh có màu tim tím, bánh ăn có vị béo, hăng, bùi, mềm, ngọt thanh. Bánh tam giác mạch là món ăn kết tinh từ đất-nước-khí trời của miền cao nguyên đá Hà Giang.

Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn trứng Hà Giang là món đặc sản miền sơn cước, bánh được làm từ bột gạo, trứng gà, thịt nạc xoay nhuyễn, nấm mèo, giò chả. Gạo đem ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, bắc nồi nước sôi, căng tấm vải trắng mỏng lên miệng nồi, chờ khi nồi nước sôi, lấy vá múc bột tráng đều lên mặt vải, đập trứng gà tráng lên bánh, cho thịt nạt, nấm mèo băm nhỏ lên mặt bánh. Đậy vung lại, chờ khoảng một phút, bánh chín, dùng que nhỏ khều bánh gấp nhỏ lại. Nước dùng bánh cuốn trứng được ninh xương từ xương heo, bỏ thêm giò chả, rau mùi, hành phi nêm nếp vừa ăn. Thưởng thức bánh cuốn trứng Hà Giang, chấm miếng bánh nóng hổi vào chém nước mắm, cho vào mồm cảm nhận được vị béo ngậy của lòng trứng gà, vị xốp xốp, dai dai của vỏ bánh, húp thìa nước dùng thấy vị ngọt từ xương, mùi thơm của tiêu, rau mùi,… Chà! Đi chơi cả ngày vừa lạnh vừa đói, ghé vào quán bánh cuốn trứng trên thị trấn Đồng Văn thưởng thức món này thật sướng.
Nếu có dịp lên Hà Giang trải nghiệm bạn hãy đến cao nguyên Đá Đồng Văn, bản Mông, dinh thự vua Mèo, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, chợ tình Khâu Vai,…Để ngắm hoa tam giác mạch, ruộng bậc thang, hoa ban nở và thưởng thức thắng cố, bánh tam giác mạch, bánh cuốn trứng Hà Giang, thịt trâu gác bếp, xôi ngũ sắc, rêu nướng… nhé.

Khu Du Lịch Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc nằm ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng lúa mênh mông ngọc lục dọc theo đường Hồ Núi Cốc. Vượt qua quãng đường dài 18km lộng gió từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, hồ Núi Cốc được bao bọc bởi các đồi chè bậc thang, và các con sông êm đềm dưới một bầu trời xanh. Khách du lịch luôn ngạc nhiên trước vẻ đẹp huyền bí của hồ Núi Cốc. Khung cảnh của nó giống một bức tranh thủy mạc hơn là một cảnh quan thực sự.

Hồ Núi Cốc rộng 2.600 ha và độ sâu 50m, đây là một điểm du lịch sinh thái thú vị. Nhiều khu du lịch lớn được xây dựng gần đó. Hồ gồm 89 hòn đảo; Một số đảo được bao phủ bởi cây cối, một số thì có nhiều chim chóc sinh sống, và những đảo khác có đàn cò hoặc dê núi. Có khoảng 40 loài chim và 15 loài động vật có vú đã được liệt kê trong khu vực hồ. Bên cạnh hồ là Núi Cốc sừng sững giữa bầu trời xanh, ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh trên những ngọn cỏ và cành cây, tất cả tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp. Đến nơi bạn sẽ cảm thấy cuộc sống yên tĩnh và dễ chịu, không hối hả và nhộn nhịp như cuộc sống nơi đô thị. Núi Cốc còn nổi tiếng về tình yêu giữa cô gái tên Công và chàng trai tên là Cốc.

Theo truyền thuyết, có một đôi nam nữ yêu nhau rất nhiều nhưng tình yêu của họ không có một kết thúc hạnh phúc chỉ vì vị trí xã hội khác nhau. Người dân Việt Nam đều biết câu chuyện buồn này như một huyền thoại lịch sử. Một người khóc vì đau khổ và nước mắt đã trở thành dòng sông. Một người vì trải qua cuộc sống chờ đợi trở thành ngọn núi. ”

Câu chuyện giống như một Romeo và Juliet của Việt Nam. Gia đình của người đàn ông quá nghèo, trong khi gia đình cô gái lại quá giàu có, nên gia đình cô gái đã ngăn cấm tình yêu của họ. Nhưng họ vẫn quyết định chờ nhau. Một ngày nọ, chàng Cốc dùng tiếng sáo của mình gọi nàng Công nhưng tiếng sáo ấy không thể truyền đến phòng của nàng Công. Nàng Công nghĩ rằng chàng Cốc đã quên mình nên nàng đã chết vì quá đau lòng.

Câu chuyện của họ làm cho thần tiên trên trời cũng phải thương xót, và nàng tiên đã biến anh thành một ngọn núi. Cả bốn mùa, tiếng lá xào sạc nghe như tiếng sáo của chàng. Còn cô gái, cô đã khóc suốt cả ngày trong phòng, cho đến một ngày cơ thể đã biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt chèn ngập tình yêu và lòng thủy chung hấp thụ vào đất, tạo thành dòng chảy tìm đường đến Núi Cốc. Kể từ đó mỗi năm, vào mùa hè, khi hoa sim tím (hoa tím tím) nở rộ trên núi Cốc và trên sông Công, mọi người lại nhớ đến câu chuyện tình yêu nồng nàn này.
Khu vực Tân Cương chính là nơi ghi dấu huyền thoại này. Nơi đây còn nổi tiếng bởi hương vị chè thơm ngon đặc trưng của Thái Nguyên. Cây cối có lẽ vì được tưới nước mắt của nàng Công mà tạo ra một hương vị ngọt ngào mà bất cứ ai nếm thử đều sẽ nhớ mãi.
Sự quyến rũ ẩn chứa của hồ Núi Cốc thực sự thu hút du khách và tour du lịch trong Du lịch Việt Nam. Chắc chắn rằng du khách sẽ có những kỷ niệm đẹp khi đến đây.

Lào Cai-Có Nhiều Bước Tiến Mới Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp

Ngành nông nghiệp Lào Cai phấn đấu không ngừng sau khi tái lập tỉnh năm 1991, cho đến nay nông nghiệp tỉnh cơ bản bảo đảm an ninh lương thực và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên môi trường, Sở khoa học công nghệ, Sở công thương, Hội nông dân tỉnh phối hợp, tham mưu đưa ra đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ quỹ đất, tìm kiếm đầu ra sản phẩm, hỗ trợ con giống, giống cây trồng, phân bón,… Hình thành mô hình chuyên canh trên cánh đồng mẫu lớn để tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng chất lượng, giải quyết lao động thời vụ địa phương. Đồng thời, xây dựng liên kết nhà nước-nhà doanh nghiệp-nhà khoa học-nhà nông tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện cho nông nghiệp tỉnh nhà.

Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất nông nghiệp Lào Cai tăng trung bình từ 9-10%; năm 2015 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động bất lợi nhưng nông nghiệp tỉnh vẫn tăng 6%/năm. Từ năm 1991-1992 cơ cấu nội ngành có chuyển biến tốt, cụ thể tỷ trọng chăn nuôi toàn tỉnh tăng từ 19,2% lên 40,9%; ngành trồng trọt tỷ trọng giảm từ 80,8% xuống 59,1%(2015). Bình quân lương thực đầu người năm 1991 là 200kg/người/năm tăng lên 460kg/người/năm trong năm 2016, góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Lào Cai áp dụng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay đã xây dựng vùng chuyên canh cây trồng chất lượng cao: 4.182 ha lúa giống cải tiến SRI, 641ha cây ăn quả nhiệt đới, 73 ha cây dược liệu, 282 ha cây ăn quả nhiệt đới, 650ha chè, 1.135 ha chuối cấy mô, 175ha rau an toàn, 880ha dứa cao sản,…Giá trị sản xuất trên 1ha đất tăng từ 6 triệu vnd (1991) lên 56 triệu vnd (2016). Đáng chú ý, giá trị canh tác có áp dụng công nghệ cao đạt 209 triệu vnd/ha (2016).

Các cơ quan khoa học của tỉnh đã nghiên cứu và lai tạo thành công giống lúa lai LC270, LC25 được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xếp vào bộ lúa giống quốc gia. Không những vậy, họ còn nhân giống cá chép, cá bỗng, trái lê tai nung, mận Lào Cai, đào Pháp; bằng công nghệ nuôi cấy mô sản xuất giống dâu tây, khoai tây, hoa đồng tiền, hoa hồng,…cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Lĩnh vực lâm nghiệp, hàng năm đều triển khai trồng rừng mới, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tập trung bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn. Tỷ lệ che phủ rừng của Lào Cai tăng 18,2%(1991) lên 53,6%(2016), đóng góp đáng kể cho ngân sách và tạo cân bằng môi trường sinh thái.

Ngành chăn nuôi đã hình thành mô hình trang trại lớn, đầu tư khoa học kỹ thuật, áp dụng mô hình sản xuất con giống, thức ăn, chuồng trại, quản lý, theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy nhiên chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm đa số, mùa đông trâu bò hay bị chết rét gây tổn thất cho bà con nông dân.

Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt trung bình 6%/năm; giá trị bình quân đất canh tác đạt 80 triệu vnd/1ha, giá trị sản phẩm nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trên diện tích đất 1ha phải đạt 260 triệu vnd; độ che phủ rừng cả tỉnh đạt 56%; tổng sản lượng lương thực đạt 330.000 tấn,…

Để thực hiện đạt và vượt mục tiêu trên các cấp, ban, ngành cần nỗ lực nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn cho nông nghiệp, mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư; quảng bá sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Lào Cai ở hội chợ trong và ngoài nước; thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đưa kỹ sư giỏi về địa phương hỗ trợ bà con nông dân,…

Video: Lào Cai tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Ninh Bình Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Gắn Kết Bảo Vệ Môi Trường

Trong những năm qua, Ninh Bình thực hiện nhiều giải pháp như ban hành cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh. Tỉnh Ninh Bình,TP-Đà Nẵng, TP-Cần Thơ  là một trong ba tỉnh, thành phố của cả nước được Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chọn tham gia dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”.

Giám đốc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, ông Hoàng Đức Long phát biểu: “Mười năm trở lại đây, Ninh Bình chú trọng phát triển công nghiệp, xem việc hình thành các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là động lực đưa phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách.”

Hiện nay, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp là Tam Điệp 1, Gián Khẩu, Tam Điệp 2, Khánh Phú, Phúc Sơn, Khánh Cư, Kim Sơn.

Khu công nghiệp Tam Điệp 1 có diện tích 64 ha, tọa lạc trên địa phận xã Quang Sơn (TP-Tam Điệp) thu hút 16 dự án đầu tư, đã có 12 dự án hoạt động sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 14.000 lao động địa phương và vùng lân cận.

Khu công nghiệp Gián Khẩu có tổng diện tích qui hoạch 262 ha, nằm trên địa phận ba xã Gia Trấn, Gia Tân, Gia Xuân thuộc huyện Gia Viễn; hiện có 28 dự án đăng ký đầu tư, có 14 dự án đã đi vào sản xuất-kinh doanh, thu hút trên 7.000 lao động.

Khu công nghiệp Khánh Phú được thành lập năm 2004, có diện tích qui hoạch 351 ha, tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 39 dự án, có 14 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm trên 7.000 lao động.

Khu công nghiệp Phúc Sơn có diện tích mặt bằng 142 ha, nằm trên địa bàn TP-Ninh Bình, thu hút 14 dự án đầu tư, có 2 dự án chính thức hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 3.500 lao động.

Theo số liệu từ Sở Công Thương, năm 2015 bốn khu công nghiệp (Tam Điệp 1, Gián Khẩu, Khánh Phú, Phúc Sơn) nộp ngân sách tỉnh gần 2.000 tỷ vnd; năm 2016 đóng góp 3.000 tỷ vnd cho ngân sách tỉnh nhà.

Tổng số dự án đăng ký đầu tư  được tỉnh Ninh Bình cấp phép là 101 dự án, đã có 54 dự án đi vào sản xuất, giải quyết việc làm trên 30.000 lao động.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm các cấp lãnh đạo thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài khu công nghiệp đảm bảo môi trường nước, không khí, đất luôn nằm trong giới hạn cho phép của pháp luật. Những dự án trước khi được cấp giấy phép đều được thẩm định, đánh giá tác động môi trường, tỉnh Ninh Bình kiên quyết khước từ dự án có công nghệ lạc hậu có thể gây tác động xấu cho môi trường.  Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh phối hợp cùng Sở tài nguyên và môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, các cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức nhiều đoàn công tác đến thanh tra, kiểm tra hoạt động xử lý chất thải các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra vi phạm môi trường trong  khu công nghiệp. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường nước, không khí vượt quá qui chuẩn nên Ban quản lý các khu công nghiệp tiến hành kiểm tra xử phạt những đơn vị vi phạm và yêu cầu doanh nghiệp phải sớm khắc phục không để tái diễn tình trạng trên.

Để phát triển nền kinh tế xanh khi mời gọi đầu tư thì việc triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái được xem là lựa chọn đúng đắn nhất nhằm giải thiểu sự cố môi trường, tiết kiệm năng lượng vì mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện khảo sát bởi UNIDO, Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định chọn 5 doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Khánh Phú tham gia dự án. Đồng hành cùng dự án, tỉnh ủy Ninh Bình cam kết đồng tài trợ hơn 220 tỷ vnd để lắp đặt hệ thống chiếu sáng, trồng cây xanh tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp ở khu công nghiệp Khánh Phú.

Đây là cơ hội để Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, các doanh nghiệp được chuyển giao công nghệ, học hỏi mô hình quản lý tiên tiến, đổi mới công nghệ theo hướng tăng sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo an toàn môi trường. Thêm đó, dự án cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách Sở tài nguyên và môi trường, Sở công thương, Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp được tiếp cận kiến thức xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái từ chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy. Dự án được triển khai từ năm 2014-nay đã có 10 doanh nghiệp tham gia và gặt hái được nhiều thành quả đáng phấn khởi. Vì vậy trong thời gian tới mô hình “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững” cần được nhân rộng ở tất cả khu công nghiệp nhằm thay đổi nhận thức doanh nghiệp, nâng cao năng lực đội ngũ hoạch định chính sách và thực hiện thành công “Phát triển khu công nghiệp xanh, bền vững, hiệu quả”.