Cách Chọn Rau Sạch. Bí Quyết Chọn Một Số Loại Rau Củ Quả Cụ Thể

Ngày nay, vì mục tiêu lợi nhuận mà không ít các đối tượng đã bày ra các chiêu trò trong việc bảo quản thực phẩm như sử dụng hóa chất kích thích để rau củ mau lớn hay chất bảo quản độc hại để nhìn tươi ngon và lâu héo nhằm thu hút khách hàng mặc cho ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm sạch đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân người dùng là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Cùng tìm hiểu cách chọn rau sạch qua bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình những mẹo hay khi đi chợ nhé!

  1. Dựa vào nguồn gốc và hình thức và nơi bán sản phẩm

Thực phẩm sạch sẽ thông tin ghi rõ nguồn gốc sản xuất và được các đơn vị cấp trên cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế an toàn. Nên chọn những sản phẩm rau, củ, quả được đóng gói, có thùng chứa hợp vệ sinh hoặc có nhãn chứa các thông tin của nhà sản xuất, nhà cung cấp gắn trực tiếp vào từng sản phẩm.

Nên chọn thực phẩm tươi mới, lành lặn, không bị dập nát hay trầy xước, phần cuống nhìn mới và không bị thâm đen. Tuy nhiên cũng nên chú ý bởi rau có chất kích thích thường có màu xanh tốt bất thường, cọng rất non, những bó rau đó chỉ cần để từ sáng đến chiều là có thể bị héo rũ. Đối với trái cây, củ quả thì không nên chọn quá lớn, da quá căng và quá mướt hay có vết nứt.

Nên mua thực phẩm ở những nơi an toàn và uy tín, những cơ sở kinh doanh thực phẩm được cấp phép, được cung cấp rau bởi các trang trại lớn và có chất lượng lâu năm,…

Tại Hà Nội, Syun là cửa hàng bán rau củ sạch, rau ngon có tiếng. Nếu tiết kiệm thời gian và để an toàn thì bạn không nên bỏ qua. Địa chỉ cửa hàng : 58A Ngõ 12 Phố Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình,Hà Nội, Vietnam

Tại Hồ Chí Minh, Bạn có thể mua tại cửa hàng thực phẩm như Bách Hóa Xanh, Aeon Mall để có những bữa ăn sạch và ngon nhất.

  • Rau củ quả không dính chất lạ

Rất nhiều rau củ thường bị dính các chất bảo quản thực vật trên lá, thân, cuống…do trong quá trình thu mua lại, người bán sẽ tiêm hoặc phun thêm các chất bảo quả vào. Đồng thời, sẽ xuất hiện các vết chấm hoặc vết trắng không bình thường ở rau hoặc củ. Không nên chọn mua những thực phẩm này.

  • Dùng tay để cảm nhận rau củ quả tươi

Đối với củ, quả: Lấy tay cầm và sờ, có thể ấn nhẹ vào rau củ quả, nếu có cảm giác nặng, cứng, giòn thì đó chính là thực phẩm còn mới và tươi sạch. Còn nếu có cảm giác nhẹ tay, mềm nhũn và ấn vào không thấy độ giòn thì những thực phẩm đó đã có hóa chất ở trong đó hoặc đã để lâu ngày.

  • Chọn rau củ quả tươi bằng mùi hương

Thông thường, rau củ quả tươi khi ngửi sẽ có mùi thơm đặc trưng của từng loại. Còn nếu khi ngửi mà không còn có mùi của loại ru củ đó nữa thì nó đã bị bay hơi do để lâu ngày hoặc ngửi có mùi lạ, mùi hơi hôi hoặc hắc hắc thì chắc hẳn đó là mùi của thuốc sâu hay hóa chất được người bán nhúng qua để nhìn được tươi ngon hơn.

  • Bí quyết chọn một số loại rau củ quả cụ thể

Giá đỗ: Nên chọn những cọng giá dài, gầy, không quá tròn và múp, có mùi đặc trưng của giá đỗ, thân có màu trắng ngà ngà, phần gốc có nhiều rễ.

Rau muống: Cần tránh chọn những bó rau có cọng to hơn bình thường và khi bẻ quá giòn, còn phần non vươn dài, lá có màu xanh đen và nhìn quá mướt.

Xà lách: Nên chọn lá còn xanh non và còn cứng, rau xà lách rất dễ bị úng và héo, do đó cần tránh mua rau đã có dấu hiệu rủ lá, khi mua về sẽ không giữ được lâu, trộn salad sẽ không có độ giòn.

Mướp đắng: Cần tránh những quả màu xanh đậm, thân phình to, da mướt, vì có thể đã được bón quá nhiều đạm, hoặc có chất kích thích trong đó. Các quả mướp đắng lớn lên tự nhiên sẽ có kích thước vừa phải, phần da hơi sần sùi, xuất hiện nhiều gân nhỏ li ti.

Cà chua: Nên ưu tiên chọn những quả không đều màu trước bởi đây là màu tự nhiên khi nó chín, chọn những quả cà chua có màu đỏ hồng, chắc tay, không bị dập úng, cuống tươi non, vì nó có ruột đặc.

Bắp cải: Nên chọn đúng mùa, những cây bắp cải có lá dày, cứng, cuộn chặt, nặng tay là rau sạch và tươi, nếu được nên bảo người bán cắt đôi bắp cải để kiểm tra xem bên trong có đọng nước hay không.

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi chúng ta, rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt và cơ thể khỏe mạnh vì thế lựa chọn rau sạch và an toàn là điều cần được quan tâm. Trên đây là những mẹo về cách chọn rau sạch của chúng tôi, hy vọng các bạn sẽ áp dụng những mẹo trên để lựa chọn rau sạch cho gia đình mình.

Cách Sử Dụng Nồi Áp Suất Đúng Cách

Hiện nay trong gian bếp gia đình Việt thường xuất hiện nồi áp suất để phụ giúp công việc nội trợ của chị em tạo ra món ăn ngon. Và không phải ai khi mua về sử dụng cũng biết được cách sử dụng đúng và bảo quản hợp lí. Bài viết dưới sẽ giúp bạn biết được cách sử dụng nồi áp suất đúng cách.

  1. Tìm hiểu về nồi áp suất.

Nồi áp suất xuất hiện hầu hết trong nhà bếp mọi người, sở hữu một nồi áp suất giúp chị em nấu những món hầm xương hay gân còn dùng nấu cháo, nấu chè đỗ những món cần thời gian nấu lâu. Sử dụng nồi áp suất giúp tiếm kiệm gas, điện mà còn giữ lại được những chất dinh dưỡng chứa trong các loại thức ăn này. Thường nồi áp suất sẽ có van xả áp dùng để giảm áp suất trong nồi nhanh để sử dụng được an toàn hơn.

  • Cách sử dụng nồi áp suất.

Sau đây là cách sử dụng nồi áp suất và bảo quản đúng cách an toàn và phòng chống cháy nổ hay những sai lầm khi sử dụng sai cách.

  • Trước khi nấu.

Sử dụng lượng thức ăn vừa đủ bỏ vào nồi không cho quá nhiều thức ăn đặc biệt không được cho thức ăn đầy tràn nồi. Sau khi có thức ăn cần cho thêm một lượng chất lỏng vào nồi áp suất phù hợp với món ăn như nước, bia, sữa, nước dừa,…Ví dụ như thịt, cá chỉ cho vào đến ¾ nồi, gạo cho vào đến 2/3 nồi còn nấu súp các loại đậu chỉ cho ½ nồi.

Trước khi sử dụng cần kiểm tra nồi các bộ phận còn hoạt động bình thường. Kiểm tra chốt khóa và thanh trượt hay van xả áp và gioăng cao su có bị bám thức ăn gây bẩn cần vệ sinh sạch sẽ và không bị hư hỏng. Ngoài ra còn cần kiểm tra xung quanh nồi áp suất có bị móp mép hay hư hỏng cần khắc phục.

Bài viết hay: Cách chọn Rau sạch cụ thể

Nếu dùng nồi áp suất cơ cần đặt lên bếp gas cần đặt lên bếp cách chắc chắn không để lửa quá to, nếu áp suất điện cần kiểm tra nguồn điện đảm bảo nguồn điện trơn tru không bị chập điện lúc nấu gây nguy hiểm.

  • Trong khi nấu.

Trong khi nấu sẽ có một lượng hơi thoát ra khi thấy hơi thoát ra nhiều cần giảm nhỏ lửa để tránh tình trạng tràn thức ăn ra ngoài. Khi nồi đạt mức áp suất cao nhất cần chú ý xem thử cần hạ nhiệt độ xuống để thức ăn bị không bị chín quá mức làm ảnh hưởng hương vị món ăn. Đối với nồi áp suất điện khi áp suất cao sẽ có hệ thống điều chỉnh tự động giảm áp suất đến mức trung bình và tiếp tục nấu, còn nồi áp suất cơ khi áp suất cao bạn cần kiểm tra và tự điều chỉnh áp suất giảm đến trung bình để duy trì áp suất tiếp tục nấu.

Khi đang nấu không được mở nắp nồi đột ngột nếu thực sự cần thì phải xả hết áp suất bên trong nồi ra rồi mới mở nắp. Nếu trường hợp áp suất còn mà bạn mở ra sẽ khiến bản thân và những người xung quanh gặp nguy hiểm.

  • Sau khi nấu.

Khi hoàn thành nấu xong mở van toàn để áp lực trong nồi từ từ thoát ra ngoài, để nguội tự nhiên đợi áp suất giảm đến mức thấp nhất. Đợi khi hết hơi thoát ra mới mở nắp nồi và lấy thức ăn ra ngoài và sử dụng.

  • Cách bảo quản nồi áp suất.

Luôn chú ý vệ sinh nồi sau khi nấu xong, lau chùi cẩn thận ở những bộ phận quan trọng như chốt khóa và thanh trượt hay van xả áp và gioăng cao su không để bám thức ăn. Cần vệ sinh sạch sẽ cả lòng nồi và xung quanh nồi.

Nồi áp suất cần được cất giữ nơi khô ráo và đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ trước đó, các bộ phận bị tháo rới khi vệ sinh cần ráp lại cẩn thận tránh móp mép va đập, không bị rơi hay thất lạc mất. Phải đảm bảo an toàn cho lần dùng kế tiếp.

Sau thời gian bảo quản dài cần dùng lại cần kiểm tra nồi kỹ còn nguyên vẹn hay thiếu soát đảm bảo nồi còn hoạt động được và đảm bảo an toàn mới thực hiện các bước chuẩn bị sử dụng.

Vậy sau khi đọc qua bài viết trên bạn đã biết cách sử dụng nồi áp suất những việc cần làm khi sử dụng để luôn đảm bảo an toàn sức khỏe. Và cách bảo quản một nồi áp suất mà bạn đang dùng. Nếu chưa có mình khuyên bạn nên sở hữu một nồi áp suất để giúp cho việc nấu nướng thuận lợi hơn.

Cách Diệt Ốc Sên Nhỏ Ăn Rau Hiệu Quả

Khi trồng một vườn rau bạn chắc hẳn sẽ gặp hiện tượng bị ốc sên ăn hết ngọn và lá non vào ban đêm. Loại ốc sên này thường có kích thước nhỏ và có thể bạn chưa biết cách để tiêu diệt được loài ốc sên phá hoại rau này. Bài viết sẽ giúp bạn biết được cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau một cách hiệu quả nhất.

  1. Tìm hiểu về loài ốc sên.

Loài ốc sên thường nhỏ bé nhưng có vỏ và chúng thường sinh sản rất nhanh khi có mưa rào và phát triển một cách nhanh chóng, chúng có thể sống được cả trên cạn lẫn dưới nước. Ban ngày ốc sên thường ẩn nấp rất kĩ dưới đất, ban đêm thì bò đi ăn. Tốc độ tàn phá của chúng rất nhanh chỉ trong vài ngày có thể khiến cho vườn rau của bạn bị tổn hại nghiêm trọng.

  • Các cách tiêu diệt ốc sên.

Sau đây là một số cách tiêu diệt ốc sên dễ làm và nguyên liệu dễ có giúp bạn bảo vệ được vườn rau không bị phá hoại.

Diệt ốc sên bằng muối: Tuy phương pháp này có hiệu quả tốt nhưng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến rau và đất. Bạn có thể rải muối làm rào cản hoặc rắc trực tiếp muối lên ốc sên thì nó sẽ bị mất nước và chết.

Diệt ốc sên bằng củ tỏi: Cách này rất đơn giản chỉ cần lấy lượng tỏi vừa đủ giã hay xay nát sau đó vắt nước cốt pha với nước tạo thành dung dịch, sau đó xịt trực tiếp lên rau hay những vùng thường có ốc sên.

Diệt ốc sên bằng bia: Phương pháp này được xem là có hiệu quả nhanh và dễ thực hiện nhất và rất đơn giản. Loài ốc sên rất thích mùi thơm của bia nên bạn chỉ cần một vật dụng đựng được một lượng bia nhất định sau đó chôn ở nơi có nhiều ốc sên. Nghe mùi bia chúng sẽ bị dụ đến bò vào uống phải bia và nhanh chóng bị ngộ độc chất cồn trong bia và chết.

Diệt ốc sên bằng vỏ trứng: Cách này thực hiện rất đơn giản chỉ cần lấy vỏ trứng và nghiền nát, sau đó rải xung quanh gốc rau. Loài ốc sên sẽ không giám vượt qua vì chúng sợ thân mình ma sát với những mảnh sắt nhọn của vỏ trứng. Ngoài ra vỏ trứng có chứa canxi khi rải trên mặt đất bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

Diệt ốc sên bằng bột cà phê: Đây được xem là cách diệt ốc khoa học và tối ưu còn được bộ Nông nghiệp Hoa Kì công nhận. Bạn chỉ cần lấy nước cà phê để nguội cho vào bình và xịt trực tiếp lên rau hay xịt trực tiếp lên ốc sên,mặt đất, còn bã cà phê thì rải xung quanh gốc rau hoặc lên mặt đất để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

Diệt ốc sên bằng vỏ cam, mật ong: Dùng để đặt bẫy bằng cách lấy vỏ cam hay mật cam cho vào một vật dụng đêm đến bỏ vào nơi có nhiều ốc sên, sau đó ốc sên sẽ bị mùi thơm dụ đến bò vào ăn rất đông. Sáng ra bạn chỉ cần bắt chúng và xử lí.

Diệt ốc sên bằng tro: Cách này bạn chỉ cần lấy tro rải những nơi đường di chuyển của ốc sên và xung quanh vườn rau để ngăn cản sự di chuyển và thâm nhập của ốc sên đến làm hại và ăn rau của mình.

Diệt ốc sên bằng lá dâm bụt: Dùng lá dâm bụt còn non để ở một góc vườn để bẫy ốc sên sau đó chúng sẽ tự tìm đến vì ốc sên rất thích ăn lá dâm bụt khi ăn phải ốc sên sẽ chết.

Diệt ốc sên bằng cách xới đất thường xuyên: Khi xới đất đường di chuyển của ốc sên bị phá giúp hạn chế sự di chuyển còn diệt trừ được trứng ốc sên trên bề mặt đất hạn chế sinh sản và giúp vườn rau thông thoáng hơn dễ phát triển hơn.

Diệt ốc sên bằng cách dùng thuốc diệt ốc: Nếu đã thử qua hết các cách trên vẫn không cải thiện được tình trạng thì có thể dùng thuốc diệt ốc sên. Loại thuốc nên dùng cho vườn rau nhà bạn là Toxbai 60 AB loại này mang lại hiệu quả diệt ốc sên nhanh và ít gây hại tới vườn rau cũng như sinh vật có lợi và bản thân bạn. Tuy nhiên để đảm bảo vẫn nên không nên sử dụng ngay các loại rau trong vườn.

Đọc thêm bài Cách chọn rau quả cụ thể từng loại

Vậy là bài viết trên mình đã chia sẽ hết tất cả cách diệt ốc sên nhỏ ăn rau mà mình biết mong bạn sẽ áp dụng và diệt trừ được loại ốc sên phá hoại vườn rau nhà bạn nhé!!!

Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu Làm Gì ?

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ngành nghề xuất nhập khẩu đang được giới trẻ yêu thích bởi sự phát triển khá nhanh cùng với một mức lương hấp dẫn. Nhưng đa số các bạn đều chưa nắm rõ công việc mà một nhân viên xuất nhập khẩu sẽ làm sau khi ra trường. Vậy nhân viên xuất nhập khẩu làm gì, hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Nhân viên xuất nhập khẩu là những người đảm nhiệm vai trò xử lý chứng từ, hồ sơ, các thủ tục hải quan nhằm đảm bảo cho việc xuất nhập hàng hoá ra nước ngoài với đa dạng về mặt hàng, số lượng và giá cả khác nhau.

  • Các công việc chính của nhân viên xuất nhập khẩu

Liên hệ, hợp tác, thuyết phục, đàm phán với các đối tác và khách hàng.

 Phát hành các chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu.

Trực tiếp liên hệ với ngân hàng, phòng kế toán để mở L/C, làm các giấy tờ liên quan khác.

Kiểm tra, so sánh, đối chiếu cả về số lượng và chất lượng của hàng hoá trên thực tế so với các thông tin trên hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá.

Theo dõi quá trình thực hiện đơn hàng và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Giữ liên lạc, phối hợp với các phòng ban có liên quan để đảm bảo hàng hoá được giao đúng thời hạn.

Tìm hiểu về sự tiêu thụ của hàng hoá trên thị trường.

Tiếp nhận và đánh giá các phản hồi từ phía khách hàng, mở rộng tìm kiếm đối tác mới, thường xuyên liên lạc với khách hàng để biết về tình hình sử dụng sản phẩm dịch vụ, liên tục cập nhật về chất lượng dịch vụ và giá cả từ các công ty đối thủ.

  • Các vị trí công việc của nhân viên xuất nhập khẩu
    • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là người giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Có vai trò:

Tìm kiếm nguồn khách hàng, tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp.

Đàm phán, thỏa thuận với khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay ký kết hợp đồng lâu dài với công ty.

Nghiên cứu về nguồn khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

Nắm rõ luật pháp, các quy định về thuế xuất nhập khẩu tại các quốc gia từ đó đưa ra phương án sử dụng dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng.

Để đáp ứng được những yêu cầu trên người làm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cần có các kiến thức sau:

Sử dụng tiếng anh lưu loát và một ngoại ngữ phụ trợ (tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật,…)

Có khả năng chịu áp lực cao và kiên trì trong công việc.

Lập kế hoạch, xây dựng quy trình đàm phán, nói chuyện với khách hàng.

Sử dụng thành thạo vi tính, kỹ năng truy cập vào các trang thương mại điện tử B2B (Alibaba, mazon, tradekey,…)

Có kinh nghiệm thực tập tại các công ty xuất nhập khẩu.

Tham khảo, cập nhật kiến thức thực tế từ các trang web, mạng xã hội, các hội nhóm xuất nhập khẩu trong nước và thế giới,…

  • Nhân viên chứng từ

Chức năng của nhân viên chứng từ là tiến hành thực hiện các công việc liên quan đến giấy tờ hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển lên tàu dưới sự yêu cầu của các Forwarder và công ty khai thác.

Yêu cầu cần thiết của bộ phận này là tính chính xác tuyệt đối. Các thông tin trên chứng từ cần phải đúng hoàn toàn với thực tế của hàng hóa nhằm đảm bảo cho hàng hóa được thông quan, được vận chuyển theo đúng quy trình và thủ tục để đáp ứng đúng yêu cầu về thời gian giao hàng của khách hàng.

Một số công việc cụ thể của nhân viên chứng từ như:

Soạn thảo các chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm hóa đơn, khai báo hải quan, lệnh nhận và giao hàng, bill of lading…

Chuẩn bị chứng từ xin cấp C/O để trình báo cho cơ quan pháp lý có nhiệm vụ cấp C/O hàng hóa và các bộ phận liên quan.

Gọi điện cho khách hàng để nhận được sự hỗ trợ một số thông tin để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.

Lưu trữ lại hồ sơ chứng từ.

Những kiến thức cần có khi làm công việc chứng từ:

Trình độ ngoại ngữ: Có khả năng đọc hiểu các chứng từ sau đó soạn thảo chứng từ dựa trên những thông tin đã có, tiếng anh giao tiếp tốt, kỹ năng viết email,…

Linh hoạt trong giao tiếp và xử lý tình huống.

Có kiến thức chuyên ngành về vận đơn, packing list, chứng từ,…

  • Nhân viên mua hàng

Nhân viên mua hàng ở đây còn gọi là thu mua. Bạn phải liên tục cập nhật giá cả thị trường, tìm kiếm nguồn cung chất lượng. Bạn cần phải tối đa hóa chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc thỏa thuận với nhà cung cấp về giá cả, thời gian.

Sau khi hiểu được nhân viên xuất nhập khẩu làm gì bạn có thể tự tin theo học ngành nghề này bởi vì trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, hàng ngày nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách rất lớn, sự thiếu hụt nguồn nhân lực xuất nhập khẩu ở Việt Nam ngày tăng cao, đây sẽ là một ngành nghề tiềm năng trong tương lai.

Purchasing Manager Là Gì? Những Yêu Cầu Cần Thiết?

Bạn yêu thích công việc quản lý thu mua, nhưng không biết vị trí quản lý phòng thu mua là gì, họ sẽ làm những công việc như thế nào. Qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về purchasing manager là gì? Những điều kiện tất yếu để trở thành purchasing manager.

  1. Khái niệm

Purchasing manager là người đảm nhiệm công việc giám sát, quản lý tất cả các hoạt động trong bộ phận mua hàng của doanh nghiệp, phụ trách nhiệm vụ mua và bán sản phẩm. Ở vị trí này họ là người lựa chọn các nhà cung cấp, đàm phán giá cả, ký kết hợp đồng mua bán, giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm và quá trình giao hàng. Purchasing manager là những chuyên gia trong việc đào tạo nhân viên thuộc lĩnh vực mua hàng.

Một trưởng phòng thu mua cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất với mức chi phí thấp nhất, kiểm tra lượng hàng tồn trong kho, tìm hiểu thông tin nhà cung cấp trong và ngoài nước để đưa ra những quyết định đúng đắn.

  • Công việc của purchasing manager

Nhận xét các nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp khác nhau dựa trên các tiêu chí về giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng.

Thăm dò tình hình của nhà cung cấp. Nếu có thể, nên đến trực tiếp khu sản xuất, phân phối để tìm hiểu về chất lượng dịch vụ, giá cả, độ an toàn.

Tham gia các hội thảo, hội nghị thương mại để cập nhật xu hướng phát triển của nền công nghiệp hiện đại.

Đưa ra mức giá ban đầu với nhà cung cấp, xem xét tình hình tài chính công ty để đi đến mức giá cuối cùng.

Đại diện doanh nghiệp đàm phán hợp đồng.

Thỏa thuận với nhà cung cấp về chính sách đền bù, giải pháp khắc phục khi sản phẩm, dịch vụ bị lỗi.

Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện đúng điều khoản, quy định đã đề ra trong hợp đồng.

Đánh giá và lưu giữ các hồ sơ mua hàng, tính toán hiệu suất sản phẩm và hàng tồn kho.

  • Trình độ cần thiết của purchasing manager

Bằng đại học là thứ không thể thiếu đối với purchasing manager. Đây là quá trình đào tạo những kiến thức chuyên môn. Những lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn học ở trường đại học như:

Quản trị kinh doanh: Học ngành này bạn sẽ được đào tạo về khả năng quản lý, lên kế hoạch, cũng như các kiến thức cơ bản về kinh doanh, biết cách phân tích, đánh giá thị trường,…

Tài chính: Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính giúp bạn có được kiến thức nền tảng về tài chính, khả năng phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường, được đào tạo kỹ năng kiểm soát, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng: Học chuyên ngành này giúp bạn nắm chắc trong tay các kiến thức cũng như nguyên tắc cơ bản về chuỗi cung ứng, bao gồm các nguyên tắc quản trị hàng tồn kho, nguyên tắc phân phối, thu mua hàng hóa,…

  • Những k năng hỗ trợ cần thiết

Kỹ năng vi tính: Purchasing manager cần rèn luyện cho mình kỹ năng sử dụng vi tính chuyên nghiệp để phục vụ cho công việc lập bảng đánh giá, viết báo cáo, liên hệ với đối tác, vẽ biểu đồ, sử dụng thành thạo email, bảng tính, power point, word,…

Kỹ năng ra quyết định: Là một trưởng phòng mua hàng, quản lý nhiều nhân viên cần có những quyết định sáng suốt, quyết định đó vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả doanh nghiệp. Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất, giữa lợi ích nhận được và giá trị mất đi để đưa ra quyết định kịp thời, đảm bảo hoàn thành mục tiêu.

Kỹ năng lãnh đạo: Purchasing manager cần lãnh đạo sáng suốt, sắp xếp công việc hợp lý, công bằng nhằm đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Kỹ năng đàm phán: Đàm phán tốt sẽ là môt lợi thế giúp nhận được giá mua hàng hợp lý, đảm bảo có lợi nhất cho công ty.

Kỹ năng toán học: Nhằm hỗ trợ cho việc phân tích số liệu, so sánh chi phí, tính toán lợi nhuận.

Thành thạo phần mềm mua hàng: Cần biết sử dụng nhiều phần mềm mua hàng khác nhau để tiếp cận được nhiều nhà cung cấp, gia tăng sự lựa chọn cho doanh nghiệp, xử lý các đàm phán, quy định phức tạp.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn biết được một số thông tin cơ bản về purchasing manager là gì, một số kĩ năng cần thiết của purchasing manager. Nếu muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực purchasing manager thì hãy chuẩn bị cho mình ngay từ bây giờ những kiến thức nên tảng và những yêu cầu cần thiết cho công việc này nhé!

Office Manager Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Thiết?

Bạn là người yêu thích làm việc trong môi trường công sở, bạn muốn sau khi ra trường trở thành quản lý văn phòng (Office manager), nhưng bạn đang lo lắng vì không biết rõ office manager là gì? Cần có những yêu cầu nào? Một office manager cần làm những công việc gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về office manager.

  1. Khái niệm

Office manager là một quản lý văn phòng, thực hiện công việc giám sát, tổ chức mọi hoạt động trong văn phòng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động được lưu thông, không gián đoạn hay trễ nải công việc. Ở vị trí này họ cần phải có khả năng giám sát, đánh giá nhân viên, nắm được thế mạnh của từng nhân viên. Bên cạnh đó họ còn có quyền tuyển dụng và sa thải nhân viên, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ cũng như các công việc khác trong văn phòng.

Người làm office manager cần phân bổ khối lượng công việc, không gian văn phòng, cơ sở vật chất cho nhân viên cũng như tổ chức các buổi họp nội bộ để đánh giá về tình hình làm việc của nhóm. Tiến hành thực hiện, phát triển các dự án, đánh giá các kế hoạch, cải tiến hệ thống chiến lược, đề ra mục tiêu hoạt động, thời gian thực hiện cũng như các yêu cầu liên quan khác.

  • Những nhiệm vụ của một office manager

Tổ chức các cuộc họp mặt: Office manager là người tổ chức, lên kế hoạch về các cuộc họp nội bộ trong văn phòng, sau đó thông báo cho nhân viên thời gian, địa điểm, mục tiêu, nội dung và những yêu cầu của cuộc họp để họ chuẩn bị trước khi tham gia.

Xử lý các khiếu nại, soạn thảo báo cáo, bài thuyết trình, trực tiếp đặt hàng văn phòng phẩm và thiết bị. Kiểm tra, quản lý nhân viên hành chính, văn thư.

Thẩm định chất lượng nhân viên, tổ chức tuyển dụng nhân sự, tạo điều kiện hòa nhập với môi trường làm việc cho nhân viên mới thông qua các buổi giới thiệu bản thân.

Có nghĩa vụ tham dự các cuộc họp với cấp trên để nắm bắt tình hình công ty, những kế hoạch trong thời gian sắp tới, sau đó phổ biến lại cho nhân viên.

Office Manager dễ dàng tìm được việc làm tại Hà Nội thông qua các website tuyển dụng. Mức lương của Office Manager xem tại đây

  • Những nhiệm vụ cụ thể hàng ngày

Để đảm bảo cho việc thực hiện những nhiệm vụ trên đây hiệu quả, hàng ngày office manager cần làm một số công việc như sau:

Tổ chức đào tạo, giải đáp thắc mắc cho nhân viên, kiểm tra giám sát việc thực hiện công việc của nhân viên.

Để tăng tính hiệu quả office manager cần phân công công việc hàng ngày một cách phù hợp giữa các nhân viên, cuối ngày kiểm tra kết quả làm việc của nhân viên.

Đảm bảo công việc đang thực hiện theo đúng tiến độ.

Khi cần thiết, quản lý văn phòng cần đưa ra các điều chỉnh về chính sách, phương pháp thực hiện dự án và hệ thống làm việc hiện tại.

Chuẩn bị các báo cáo, bài thuyết trình.

Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư trong văn phòng. Tiến hành thay thế, sửa chữa những vật tư bị hư hỏng và mua mới những thiết bị còn thiếu.

  • Những k năng một office manager cần có

Kỹ năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng cần thiết, quan trọng hàng đầu đối với một office manager. Khả năng lãnh đạo giúp họ thúc đẩy bản thân và nhân viên làm việc một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu, giải quyết các xung đột giữa nhân viên với nhau một cách ổn thỏa, công bằng. Lãnh đạo tốt giúp họ được nhân viên kính trọng, phối hợp cùng làm việc để đạt kết quả tốt.

Kỹ năng phân tích: Khả năng phân tích tốt giúp office manager đánh giá được hiệu quả hoạt động công việc, đánh giá năng lực nhân viên. Biết được những gì cần làm để giảm thiểu chi phí, tận dụng tối đa sức mạnh nguồn nhân lực. Bằng khả năng phân tích và sự phán đoán chính xác họ có thể đưa ra phương án giải quyết vấn đề kịp thời.

Kỹ năng hành chính văn phòng: Office manager cần có sự thành thạo trong xử lý văn bản, excel, powerpoint để phục vụ cho công tác soạn thảo báo cáo, thuyết trình. Thao tác với máy tính nhanh giúp tiết kiệm thời gian làm việc.

Bên cạnh đó, quản lý văn phòng cần trang bị cho mình kiến thức nền tảng về quản lý doanh nghiệp, thủ tục hành chính, văn thư. Như vậy bạn phải tốt nghiệp đại học với chuyên ngành quản trị kinh doanh hoặc kế toán. Đồng thời bạn cũng nên tham gia các khóa học chuyên sâu về hành chính văn phòng.

Sau khi biết được office manager là gì, bạn có thể tự tin lựa chọn nghề nghệp mà mình yêu thích, rèn luyện, tích lũy các kỹ năng cho bản thân để sau này trở thành một office manager xuất sắc. Chúc bạn thành công!

Việc Làm Cho Người Về Hưu – Những Công Việc Nhẹ Nhàng Với Mức Thu Nhập Ổn Định

Sau nhiều năm miệt mài lao động, bạn bỗng nhận ra mình đến lúc phải về hưu. Thế nhưng số lương hưu ít không đủ để trang trải cuộc sống, hoặc khi lương hưu đủ sống bạn vẫn không muốn mình quá “nhàn rỗi”. Vậy thì hãy đọc bài viết sau để tham khảo một số việc làm cho người về hưu giúp bạn bớt nhàn rỗi và có thêm nguồn thu nhập “rủng rỉnh” nhé.

Ưu điểm của người lao động đã nghỉ hưu

Công việc là niềm vui, những người đã nghỉ hưu đôi khi có niềm đam mê với công việc lớn hơn cả những người đang trong độ tuổi lao động. Khi con cái trưởng thành, họ sẽ bớt đi gánh nặng và dành nhiều thời gian hơn cho công việc. Họ cũng không thường xuyên nghỉ phép.

Ngoài ra, với kinh nghiệm công việc và kinh nghiệm cuộc sống phong phú những người về hưu sẽ có những đóng góp và ý kiến tích cực. Vì thế, ở các nước phát triển hiện nay, nhiều công ty vẫn dành những vị trí đặc biệt cho người về hưu.

Những công việc nhẹ nhàng, đơn giản dành cho người về hưu

Ở các nước phát triển, cơ hội việc làm cho người về hưu không khó nhưng ở Việt Nam, môi trường công sở rất ít, chỉ tập trung ở những thành phố lớn thì việc tìm kiếm một công việc văn phòng nhẹ nhàng trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng vẫn có rất nhiều công việc khác phù hợp với khả năng của người về hưu, đơn giản mà lại rất linh động về mặt thời gian.

Dịch thuật

Rất nhiều công ty hiện nay không sử dụng nhân viên full time cho công việc dịch thuật mà chỉ thuê đại lý hoặc tìm người cộng tác lâu dài. Nếu bạn là người giỏi ngoại ngữ và có khả năng viết lách thì dịch thuật quả là công việc thích hợp. Đây là công việc linh động về thời gian, dành cho những ai yêu thích ngôn ngữ và có sự kiên trì, tỉ mỉ cao. Bạn có thể nhận việc về nhà làm và có thể làm bất cứ thời gian nào trong ngày miễn là hoàn thành đúng deadline và khối lượng công việc đã thỏa thuận trước đó.

Sáng tạo nội dung

Tương tự như dịch thuật, đây là một trong những việc làm cho người về hưu khá lý tưởng, dành cho những ai thích viết lách. Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet, những kỹ năng tin học văn phòng và những kiến thức về content, về SEO là bạn đã có thể có nguồn thu nhập kha khá mỗi tháng. Công việc biên tập hay sáng tạo nội dung không yêu cầu quá cao về mặt chuyên môn, nếu có cũng rất nhanh để bạn có thể lĩnh hội và áp dụng. Tố chất cần cho một người viết lách là khả năng ngôn ngữ linh hoạt, văn phong phù hợp và tính kiên trì, tỉ mỉ.

Dạy học online

Hiện nay, có khá nhiều giáo viên về hưu mở lớp dạy online tại nhà, vừa không tốn nhiều chi phí, đỡ mất thời gian đi lại mà còn có thể tự chủ về thời gian. Việc dạy học online cũng khá đơn giản. Bạn có thể tìm hiểu về các phần mềm, công cụ hỗ trợ việc giảng dạy trực tuyến như Skype, zalo, facebook… Chỉ cần bạn đầu tư thời gian, công sức, cộng với danh tiếng cùng niềm đam mê giảng dạy là đã có thể tạo ra nhiều bài học thật hay và bổ ích cho các bạn học sinh, sinh viên.

Trông trẻ hoặc giúp việc

Đây là những công việc không cần đến chuyên môn và phù hợp cho tất cả mọi đối tượng. Hiện nay, rất nhiều gia đình cần người lớn tuổi trông trẻ hoặc giúp việc do quá bận rộn. Nhiều công ty cũng tìm kiếm người lớn tuổi cho công việc lao công. Mức lương của công việc này tuy không quá cao hoặc có những quy định về thời gian nhưng cơ hội việc làm lại rất lớn.

Theo suy nghĩ của nhiều người, công việc trông trẻ, giúp việc hay lao công tuy không “danh giá” như những công việc trí óc khác. Thế nhưng họ không biết rằng đó cũng là những công việc quan trọng tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội. Chỉ là những giá trị ấy đến một cách thầm lặng ít ai hay.

Một công ty với văn phòng dơ bẩn sẽ mất điểm trong mắt đối tác, các cặp vợ chồng trẻ không thể yên tâm làm việc nếu không có người trông trẻ tận tâm. Trông trẻ hay giúp việc đều là những công việc đáng tự hào, bạn có thể xem xét những công việc này sau khi nghỉ hưu nhé.

Nhân viên bảo vệ

Nếu bạn là nam giới, không thể trông trẻ hay giúp việc nhưng hoàn toàn có thể trở thành một nhân viên bảo vệ. Các công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viên hay các cơ quan nhà nước… hiện nay đều cần đến bảo vệ. Điều này đã tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người lớn tuổi. Vì vậy, việc tìm một công việc bảo vệ sau khi nghỉ hưu là rất đơn giản. Chỉ cần bạn cẩn thận, tỉ mỉ và có khả năng quan sát là đã có thể trở thành một bác bảo vệ chuyên nghiệp sau khi về hưu.

Kết luận

Nghỉ hưu không có nghĩa là nghỉ việc, chỉ có lao động mới mang đến sự vinh quang, có thêm nguồn thu nhập và mang đến nhiều giá trị cho xã hội. Việc làm cho người về hưu hiện nay khá nhiều, vì thế, bạn hãy cứ yên tâm là sẽ có công việc phù hợp cho mình khi về già.

Trang phục khi đi phỏng vấn – Cách ăn mặc giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng

Meta: Trang phục khi đi phỏng vấn là một trong những mối quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay. Hãy cùng đọc bài viết sau đây để biết cách chọn trang phục phù hợp cho những buổi phỏng vấn quan trọng nhé.

Trang phục là một trong những tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn trong lần gặp gỡ đầu tiên. Vì thế, bạn cần phải biết cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn. Nhưng như thế nào mới được xem là ăn mặc phù hợp? Đây vấn đề băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ lần đầu tiên đi xin việc. Bài viết sau đây sẽ mách nhỏ cho bạn những cách ăn mặc giúp “ghi điểm” với nhà tuyển dụng ngay từ vòng phỏng vấn nhé.

Quần áo

Dù phong cách của bạn như thế nào đi chăng nữa thì khi đi phỏng vấn, bạn vẫn nên chọn trang phục lịch sự và nhã nhặn cho lần gặp đầu tiên này. Không nên chọn những bộ trang phục quá màu mè, hở hang hay luộm thuộm.

Đối với nữ, trang phục lý tưởng cho một buổi phỏng vấn trang trọng là đồ công sở thanh lịch và kín đáo. Còn đối với nam, nên chọn những chiếc áo sơ mi và quần âu, sơ vin gọn gàng và có thể thêm caravat nếu cần thiết.

Ngoài ra, tùy vào từng công ty và tính chất công việc mà bạn cũng có thể tham khảo những bộ trang phục sao cho vừa phù hợp với phong cách cá nhân vừa phù hợp với tính chất của buổi phỏng vấn. Ví dụ vị trí bạn ứng tuyển là nhà thiết kế thì trang phục không nhất thiết là đồ công sở như trên mà nên chọn những bộ trang phục mang hơi hướng thời trang, hiện đại. Chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao khi thể hiện “gu” ăn mặc thời thượng.

Nhìn chung, trang phục khi đi phỏng vấn có thể không quá đắt tiền nhưng nhất định là phải sạch sẽ và gọn gàng. Nếu thấy quần áo có nếp nhăn thì hãy là ủi chúng cẩn thận trước khi mặc.

Giày dép

Giày dép cũng cần phù hợp với quần áo mà bạn đang mặc. Nếu mặc đồ công sở, nam thì nên chọn giày tây, nữ thì nên mang giày cao gót nhưng đừng chọn những đôi quá cao. Còn nếu bạn mang quần áo năng động thì một đôi giày thể thao sẽ khá phù hợp. Những loại giày dép xỏ ngón, quá màu mè, hay gây ra tiếng động khó chịu đều không phù hợp cho những buổi phỏng vấn trang trọng.

Phụ kiện

Đối với nữ, bạn có thể chọn thêm một vài món trang sức để tạo điểm nhấn cho bộ trang phục của mình như hoa tai, dây chuyền, nhẫn. Hoặc một chiếc băng đô thời trang cũng làm nên nét duyên dáng riêng cho bạn.

Đối với nam, một chiếc dây nịt tối màu sẽ là sự phối hợp tuyệt vời cho bất kỳ bộ trang phục nào. Ngoài ra, với những công ty yêu cầu cao về hình thức ăn mặc như công ty nước ngoài thì một chiếc caravat thắt gọn gàng và đúng chuẩn sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như sự chuẩn bị kỹ càng của bạn cho cuộc phỏng vấn quan trọng.

Mái tóc

Mái tóc cũng góp phần tôn lên vẻ đẹp cho trang phục khi đi phỏng vấn và tạo nên thần thái riêng cho từng ứng viên. Nếu bạn là nam, hãy cắt tóc gọn gàng trước khi tham gia phỏng vấn, không quá dài mà cũng không nên quá ngắn. Nếu là nữ thì hãy chải chuốt thật gọn gàng cho mái tóc trước khi ra đường. Khi bạn có mái tóc dài và trong thời tiết nắng nóng thì hãy buộc chúng lên thật gọn gàng nhé. Bởi vì chẳng có nhà tuyển dụng nào đánh giá cao một ứng viên với mái tóc xù rối, luộm thuộm hay bết dính mồ hôi đâu.

Trang điểm

Nếu bạn là nữ thì không thể nào bỏ qua bước này khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn quan trọng. Một gương mặt tươi sáng với lớp make up nhẹ nhàng, tinh tế luôn làm nhà tuyển dụng ấn tượng và có thiện cảm hơn một gương mặt mộc hay kiểu trang điểm quá cầu kỳ.

Kết luận

Trang phục là tiêu chí đầu tiên mà nhiều nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá tác phong và sự nghiêm túc của ứng viên khi đi phỏng vấn. Lựa chọn được trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn sẽ giúp bạn tạo được sự thiện cảm với nhà tuyển dụng. Vì vậy, đừng để những bộ trang phục không phù hợp làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.

Sinh viên mới ra trường và những kỹ năng cần thiết khi đi xin việc

Bạn là sinh viên mới ra trường và đang muốn tìm một công việc phù hợp với năng lực. Thế nhưng giữa “tầng tầng lớp lớp” những ứng viên tiềm năng khác, làm sao để bạn có thể gây ấn tượng mạnh mẽ và được nhà tuyển dụng chọn lựa. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ mách nhỏ cho bạn những kỹ năng và hành trang cần thiết để bạn có thể trúng tuyển vào công ty hay vị trí mà mình mong muốn.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng cần thiết và quan trọng mà bất cứ sinh viên mới ra trường nào cũng cần phải có. Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên, công việc cũng vì vậy mà suôn sẻ hơn.

Đặc biệt, nếu bạn chọn những ngành nghề hay vị trí công việc cần giao tiếp nhiều với khách hàng, với đối tác thì kỹ năng giao tiếp là yếu tố rất quan trọng giúp bạn làm nên thành công.

Kỹ năng ngoại ngữ

Ngoại ngữ cũng là một kỹ năng quan trọng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy thử nghĩ xem nếu bạn muốn ứng tuyển vào một công ty đa quốc gia và vị trí bạn mong muốn là phòng nhân sự hoặc trợ lý giám đốc. Vậy nếu không có ngoại ngữ thì làm sao bạn có thể vượt qua vòng phỏng vấn để làm công việc mình yêu thích?

Ngoại ngữ ở đây không chỉ nói riêng tiếng Anh, bạn có thể học một ngôn ngữ khác mà mình yêu thích như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung… Các công ty nước ngoài đang đẩy mạnh việc đầu tư vào Việt nam nên cơ hội tìm kiếm việc làm với mức lương “khủng” là không khó. Vì thế, học ngoại ngữ là việc cần thiết và cấp bách đối với bất kỳ một sinh viên mới ra trường nào.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm ở đây còn được hiểu là tinh thần đồng đội trong công việc. Một doanh nghiệp hay công ty lớn không thể thiếu được yếu tố này nếu muốn phát triển vững mạnh. Vì vậy, các công ty hiện nay rất coi trọng kỹ năng làm việc theo nhóm. Nó trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn ứng viên.

Sẽ rất khó cho bạn để có thể hòa hợp cùng mọi người hay làm việc hiệu quả nếu thiếu đi kỹ năng này. Bạn cần học cách chia sẻ, lắng nghe và hỗ trợ mọi người để cùng nhau tạo ra những thành quả tuyệt vời.

Kỹ năng làm việc với áp lực cao

Nếu không có áp lực sẽ không có sự phát triển. Vì thế, khi bạn tham gia phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường hỏi bạn những câu hỏi như bạn có thể làm việc ở môi trường áp lực cao không. Hoặc những vấn đề có liên quan như cường độ công việc, đảm bảo deadline, áp lực doanh số… Tất cả những câu hỏi ấy đều để xác định xem bạn có khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao hay không. Một khi có khả năng làm việc với sự kiên trì và chịu được áp lực thì bạn sẽ thành công trên mọi lĩnh vực.

Kỹ năng viết mail và chuẩn bị hồ sơ xin việc

Đây là bước đầu tiên trong quá trình bạn tiếp cận với nhà tuyển dụng tiềm năng. Việc viết mail và chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển rất đơn giản mà ai cũng có thể tự trau dồi cho mình.

Thông thường các nhà tuyển dụng hiện nay ưu tiên nhận hồ sơ qua email hơn là hồ sơ giấy nên việc viết mail ứng tuyển khá quan trọng. Trong nội dung mail bạn cần thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến bản thân như tên, tuổi, ngành học, kinh nghiệm của bản thân. Một trong những lỗi các bạn sinh viên mới ra trường hay mắc phải là sai lỗi chính tả, văn phong không trau chuốt, không trang trọng, email không có chủ đề… Bạn nên tránh những lỗi cơ bản này để nhận được sự đánh giá cao và gây ấn tượng tốt đẹp cho nhà tuyển dụng. Một điểm quan trọng nữa là đối với email sử dụng cho công việc, bạn nên đặt theo tên của mình để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và dễ tìm khi muốn liên hệ. Không nên dùng những tên mail theo ngôn ngữ “tuổi teen” hay quá nhí nhảnh để tránh trường hợp email bị xem là thư rác và cho vào mục spam nhé.

Tóm lại, viết mail và gửi hồ sơ là tiêu chí đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá bạn và đó cũng là cơ hội đầu tiên để bạn ghi điểm với họ. Vì vậy, hãy cố gắng soạn một email thật hoàn chỉnh và cẩn thận để nó trở thành thói quen không chỉ khi ứng tuyển mà cả cho công việc sau này của bạn nữa.

Kết luận

Sinh viên mới ra trường sẽ có rất nhiều việc cần phải làm và nhiều kỹ năng cần phải học. Nhà tuyển dụng có thể chưa đánh giá được khả năng của bạn nhưng họ có thể đánh giá những kỹ năng mà bạn thể hiện. Đó cũng là những tiêu chí quyết định rằng họ có lựa chọn bạn hay không. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trước khi bạn đặt chân lên con đường sự nghiệp của mình nhé.

Học Hỏi Kỹ Năng Giải Quyết Các Vấn Đề Khi Tìm Việc Làm Đà Nẵng

Các vấn đề việc làm Đà Nẵng luôn có hai đặc điểm chung – chúng có mục tiêu hoặc mục đích (điều bạn hy vọng sẽ đạt được) và một trở ngại ngăn cản bạn đạt được mục tiêu này. Các vấn đề nay sinh khi tìm việc làm luôn bao gồm yếu tố ra quyết định và đây là một phần quan trọng trong số đó – nhà tuyển dụng việc làm Đà Nẵng sẽ muốn thấy bạn cảm thấy thoải mái khi đưa ra quyết định khó khăn này.

Giải quyết vấn đề tìm việc làm đòi hỏi sự kết hợp của cả kỹ năng tư duy phân tích và sáng tạo. Nhà tuyển dụng sẽ muốn thấy rằng bạn có thể sử dụng cả hai điều này để chủ động và tạo ra kết quả tích cực. Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến khả năng đánh giá tình huống của bạn và phân tích thông tin, đưa ra những ý tưởng mới và thực hiện thành công những ý tưởng này. Các vấn đề có thể bao gồm từ các nhiệm vụ nhỏ dành riêng cho công việc đến các vấn đề phức tạp hơn như tìm hiểu lý do tại sao doanh số của một công ty đã giảm trong quý vừa qua.

Các kỹ năng giải quyết vấn đề đang xuất hiện cùng với các kỹ năng giao tiếp là một trong những bộ kỹ năng hàng đầu mà các nhà tuyển dụng việc làm Đà Nẵng đang tìm kiếm ở những sinh viên tốt nghiệp gần đây. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá các kỹ năng giải quyết vấn đề rất cao bởi vì chúng có liên quan trong hầu hết mọi vai trò công việc. Không có người quản lý nào muốn thuê một người có thể tự nghĩ ra và chạy mỗi khi có sự cố xảy ra. Các vấn đề luôn đòi hỏi phải giải quyết và nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên có thể đưa ra và thực hiện các giải pháp hiệu quả.

Một số công việc liên quan đến giải quyết vấn đề ở mức độ cao – bất kỳ kỹ thuật nào liên quan đến CNTT hoặc kỹ thuật sẽ yêu cầu bạn phải là người giải quyết vấn đề chuyên gia. Tương tự, bất kỳ vai trò dựa trên dịch vụ nào cũng sẽ yêu cầu bạn giải quyết vấn đề hàng ngày và nếu bạn đang áp dụng vai trò trong một trong những lĩnh vực này, bạn nên cảm thấy tự tin rằng bạn có thể giải quyết mọi vấn đề xảy ra. Ngay cả khi các kỹ năng giải quyết vấn đề không được chỉ định trong bản mô tả công việc là yếu tố chính của vai trò công việc, thì có khả năng nhà tuyển dụng sẽ mong đợi bạn có chúng vì dù sao chúng cũng được coi là một kỹ năng toàn diện.

Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những người có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo và hiệu quả, nhận ra những gì cần phải làm và hành động. Họ đang tìm kiếm những người thoải mái với việc đưa ra quyết định và đủ tự tin vào khả năng của mình để chịu trách nhiệm về cách họ đối phó với các vấn đề khi tìm việc làm tại Đà Nẵng.

Họ muốn những người có thể thu thập thông tin liên quan để thông báo quyết định của họ và phân tích các tình huống để tìm ra cách tốt nhất để vượt qua tình huống. Họ cũng muốn những người kiên trì bất chấp khó khăn và tiếp tục làm việc để bảo đảm một kết quả tích cực.

Nhà tuyển dụng mong muốn bạn chứng minh rằng bạn đã giải quyết vấn đề thật tốt trong quá khứ, vì vậy nếu bạn đang xin việc trong đó chỉ định bạn cần kỹ năng giải quyết vấn đề thì có thể nên làm nổi bật kinh nghiệm trước đây của bạn trên CV và thư xin việc.

Một trong những cách quan trọng mà nhà tuyển dụng sẽ mong đợi bạn chứng minh những kỹ năng này là trong cuộc phỏng vấn. Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi phỏng vấn hành vi để tìm hiểu làm thế nào bạn đã giải quyết vấn đề trong quá khứ. Họ có thể sẽ hỏi những câu hỏi như thế, kể cho tôi nghe về một tình huống khó khăn mà bạn gặp phải trong quá khứ, ông mô tả về thời điểm bạn nghĩ ra những ý tưởng mới để cải thiện môi trường làm việc của bạn, hay, kể về thời điểm bạn xác định cần và giải quyết nó.

Để chuẩn bị cho những câu hỏi như thế này, bạn sẽ cần dành thời gian suy nghĩ khi bạn đã giải quyết vấn đề trong kinh nghiệm làm việc hoặc giáo dục trước đây. Cố gắng đưa ra một hoặc hai kịch bản mà bạn đã thực sự xuất sắc và ghi chú về những kỷ niệm của bạn về thời gian này. Nhà tuyển dụng cho rằng cách bạn xử lý các vấn đề trong quá khứ là một chỉ báo tốt về cách bạn sẽ giải quyết chúng trong tương lai với tư cách là nhân viên của họ.